- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Lượng đường trong máu tăng cao dẫn tới cảm giác mệt mỏi
Tại sao mưa dai dẳng, ngập lụt nguy hiểm với người bệnh đái tháo đường?
5 sai lầm khi ăn sáng mà bệnh nhân đái tháo đường nên tránh
Đái tháo đường type 2: Ngủ kém khiến vết thương lâu lành
Bị đái tháo đường: Bạn nên hiểu rõ các dạng insulin mình sử dụng
Mối liên quan giữa mệt mỏi và đái tháo đường?
Khi lượng đường trong máu tăng cao bất thường do đái tháo đường sẽ gây ra một số triệu chứng dễ nhận biết. Khi một người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi vào giữa ngày, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 13h - 16h giờ chiều thì đó có thể là dấu hiệu chứng tỏ người đó đã mắc bệnh đái tháo đường.
Vào thời điểm này, sau khi vừa ăn trưa no, lượng đường trong máu sẽ tăng cao đột biến. Lúc này, cơ thể sẽ phải hoạt động nhiều hơn để xử lý lượng đường, dẫn đến cảm giác mệt mỏi đột ngột vào giữa ngày dù họ không thực hiện bất kỳ hoạt động nào vất vả.
Tuy nhiên, chỉ có triệu chứng mệt mỏi vào giữa ngày sau bữa ăn thì vẫn chưa đủ để xác định một người có mắc bệnh đái tháo đường hay không. Họ phải có ít nhất một vài triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường cùng với cảm giác mệt mỏi giữa ngày thì mới có thể chắc chắn rằng họ đã mắc bệnh đái tháo đường.
Ngoài cảm giác mệt mỏi giữa ngày, bệnh đái tháo đường còn có một số triệu chứng như: Khát nước quá mức, đi tiểu thường xuyên, giảm cân đột ngột, mờ mắt, giảm khả năng miễn dịch, thời gian phục hồi vết thương lâu, dễ cáu gắt, ngứa da, sưng nướu, nhiễm trùng thường xuyên, rối loạn chức năng tình dục, giảm ham muốn tình dục, cảm giác ngứa ran và tê bì ở bàn tay hoặc bàn chân...
Phải làm gì nếu được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường?
Mệt mỏi kèm theo một số triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường
Sau khi tự kiểm tra, nếu nhận thấy mình bị mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác của bệnh đái tháo đường, bạn nên đi khám ngay.
Nếu được chẩn đoán đã mắc bệnh đái tháo đường, bạn sẽ phải dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được khuyên nên thực hiện một số thay đổi lối sống nhất định để kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả hơn, chẳng hạn như:
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, cắt giảm lượng đường tiêu thụ hàng ngày.
- Tập thể dục thường xuyên và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh.
- Từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá và uống rượu bia.
- Kiểm soát huyết áp và mức cholesterol trong máu.
- Hạn chế tiêu thụ carbohydrate và chất béo.
- Uống thuốc đầy đủ và uống các loại nước ép tự nhiên không chứa đường tốt cho người bệnh đái tháo đường, để tránh mệt mỏi và các triệu chứng khác.
Trần Lưu H+ (Theo Boldsky)
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn