HOT: Cây cảnh trồng nhiều ở Việt Nam chứa hợp chất kháng HIV mạnh hơn cả thuốc AZT

Cây thanh táo được trồng nhiều ở Việt Nam

Nghiên cứu đột phá trong điều trị AIDS: "Tiêm" kháng thể HIV cho tế bào

Mổ tim cho bệnh nhân HIV

Phát hiện kháng thể trung hòa virus HIV

Infographic: 35 năm thế giới quay cuồng phòng chống HIV/AIDS

Khám phá này là một trong những kết quả nghiên cứu dưới sự hợp tác của nhiều nhà khoa học thuộc Đại học Illinois (Chicago, Mỹ), Đại học Baptist (Hồng Kông) và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Nhóm Đa dạng sinh học Hợp tác Quốc tế này do Viện Y tế Quốc gia, Quỹ Khoa học Quốc gia và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tài trợ nhằm tìm kiếm các sản phẩm tự nhiên có thể có ứng dụng trong y tế, đồng thời hỗ trợ việc sử dụng các nguồn tài nguyên này một cách bền vững ở các nước có thu nhập thấp.

Lijun Rong - giáo sư về Vi sinh học và Miễn dịch học tới từ UIC (một chuyên gia về xác định các thuốc kháng virus), Harry Fong - Phó Giám đốc Chiến lược Y học cổ truyền của Tổ chức Y tế Thế giới/WHO (một nhà thực vật học nổi tiếng) và Doel Soejarto - giáo sư danh dự ngành Hóa dược và Dược lý học tại UIC (một dược sỹ nổi tiếng) là những tác giả chính của nghiên cứu này.

Chiết xuất thanh táo được lấy từ lá, cành và rễ cây đã được thu thập tại Vườn Quốc gia Cúc Phương từ hơn 10 năm trước. Hóa chất patentiflorin A có nguồn gốc từ cây thanh táo được xác định từ quá trình sàng lọc hơn 4.500 chiết xuất thực vật để thể hiện những tác động đặc biệt đối với virus HIV. Đây có thể là niềm hy vọng mới để điều chế ra các loại thuốc kháng lại virus HIV, bệnh lao, sốt rét và ung thư.

Thanh táo hay thuốc trặc, tần cửu (danh pháp khoa học: Justicia gendarussa, tên tiếng Anh: willow-leaved justicia) là một loài thực vật có hoa trong họ Ô rô trồng rất nhiều ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Theo Đông y, cây thanh táo có vị cay, tính ấm; có tác dụng nối gân tiếp xương, tiêu sưng giảm đau. Cây có độc nhẹ nên chỉ được sử dụng khi có sự tham vấn của lương y, dược sỹ.

Nhóm nghiên cứu đã nhắm vào patentiflorin A vì khả năng ức chế enzyme cần thiết cho HIV để đưa mã di truyền của nó vào DNA của tế bào. Thuốc AZT - loại thuốc điều trị HIV đầu tiên được phát triển và tiếp thị từ năm 1987 tới nay vẫn là nền tảng của các loại thuốc kháng HIV. AZT giúp ức chế enzyme phiên mã ngược. Trong các nghiên cứu về tế bào con người bị nhiễm virus HIV, patentiflorin A có tác động ức chế đáng kể lên enzyme.

GS. Lijun Rong cho hay: “Patentiflorin A có thể ức chế hoạt động của phiên mã ngược hiệu quả hơn nhiều so với thuốc AZT và có thể làm được điều này cả trong giai đoạn sớm nhất khi virus HIV xâm nhập vào đại thực bào và thay đổi nhiễm khi nó hiện diện trong tế bào T của hệ thống miễn dịch”.

Nó cũng đã chống lại các dòng virus HIV kháng thuốc hiệu quả.

“Patentiflorin A đại diện cho một tác nhân kháng HIV mới có thể được bổ sung vào phác đồ phối hợp thuốc kháng HIV hiện nay để ngăn chặn virus HIV và phòng ngừa bệnh AIDS”, GS. Lijun Rong khẳng định.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất