D4 và D5 được cho là vô hại với con người nhưng lại gây ô nhiễm môi trường
Làm thế nào để loại bỏ hóa chất tích tụ trên mái tóc?
Mối nguy hiểm khi sơn móng tay, móng chân
Vụ 8 người chết khi chạy thận ở Hòa Bình: Thủ phạm là hóa chất cực độc!
7 hóa chất "chết người" thường có trong các sản phẩm làm đẹp
Mới đây, Cơ quan Hóa chất châu Âu đã thông báo rằng từ tháng 1/2020 các hóa chất Octamethylcyclotetrasiloxane (D4) và Decamethylcyclopentasiloxane (D5) sẽ bị cấm trong các loại mỹ phẩm phải rửa sạch sau khi sử dụng (như sữa rửa mặt, kem nền...).
Như đã biết, trước đây, 2 hóa chất này (được biết đến dưới nhãn tên chung là cyclomethicone/D4 và cyclopentasiloxane/D5) không nằm trong danh sách các hóa chất nguy hiểm cần tránh.
Ngay cả Cơ quan vận động phi lợi nhuận của Nhóm Công tác môi trường Mỹ (EWG) cũng khẳng định mức độ độc hại của 2 hóa chất này chỉ ở mức trung bình với D4 ở mức 5 và D5 ở mức 3. Có một số bằng chứng nghiên cứu trên chuột cho thấy D4 dù có thể gây ra độc tính đối với sự sinh sản nhưng lại không gây ra nguy hiểm cho con người vì các đặc điểm sinh học khác nhau.
Tuy vậy, Cơ quan Hóa chất châu Âu vẫn ra lệnh cấm sử dụng 2 hóa chất này trong các sản phẩm mỹ phẩm bởi các tác động tiêu cực của nó đối với môi trường.
Chúng là những chất lỏng từ không màu cho đến trắng, không mùi và có chức năng hoàn hảo trong các sản phẩm mỹ phẩm. Nhờ vậy, chúng có thể giúp mỹ phẩm có độ đặc cao, dưỡng ẩm và dễ dàng hòa tan các thành phần khác, tạo nên hỗn hợp sánh mịn. Chính vì vậy, nó cũng dễ dàng dính chặt vào môi trường tương tự như các hóa chất PCB, dioxin, fluorochemical có thể gây nguy hiểm cho sinh vật sống dưới nước.
Phải nhớ rằng, lệnh cấm chỉ giới hạn trong việc sử dụng D4 và D5 trong các sản phẩm mỹ phẩm phải rửa sạch sau khi sử dụng. D4 và D5 vẫn được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm khô như chống nắng dạng xịt, khử mùi nách và các sản phẩm khác. Bên cạnh đó, chúng vẫn được xuất hiện trong các sản phẩm ngoài lĩnh vực chăm sóc cá nhân, như các sản phẩm làm sạch, sáp và chất đánh bóng. Bởi lẽ, trong các sản phẩm khô, D4 và D5 nhanh chóng bị bay hơi. Điều này có nghĩa là chúng không đi trực tiếp vào nước và gây hại cho môi trường. Hơn nữa, hiện nay, vẫn chưa có những nghiên cứu chứng minh tác hại của D4 và D5 trong không khí khi con người hít phải. Nhưng tin tốt là có rất nhiều hóa chất bị ánh sáng mặt trời phá vỡ.
Bình luận của bạn