Có phương pháp nào giúp người bệnh đái tháo đường đo đường huyết dễ dàng hơn?
Đái tháo đường type 2, creatinine 41mmol/L đã bị biến chứng thận chưa?
Chỉ ăn kiêng, tập thể dục có bỏ được thuốc đái tháo đường không?
Người bệnh đái tháo đường bị gan nhiễm mỡ cần điều trị thế nào?
Đái tháo đường bị mờ mắt có chữa khỏi được không?
Tại sao người bệnh đái tháo đường cần đo đường huyết liên tục?
Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), tại Việt Nam, số người mắc đái tháo đường được dự báo sẽ tăng nhanh từ 3,8 triệu người lên đến 6,3 triệu người vào năm 2045.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là trong khi số người bệnh có xu hướng tăng nhanh, số người bệnh kiểm soát đường huyết tốt tại Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ ở mức 36%. Nói cách khác, cứ 3 người mắc đái tháo đường thì chỉ có 1 người đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết tốt, với chỉ số HbA1C dưới 7%.
Theo GS.TS. Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Huế: “Việc quản lý đường huyết liên tục có thể giúp người bệnh đái tháo đường điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống kịp thời, đồng thời cung cấp cho bác sỹ những thông tin hữu ích để điều chỉnh phương pháp điều trị cho từng người bệnh”.
Việc đo đường huyết liên tục có thể giúp kiểm soát bệnh đái tháo tốt hơn bằng cách mang tới cho người bệnh cái nhìn toàn cảnh về chỉ số đường huyết trong suốt cả ngày. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2 do Bộ Y tế ban hành năm 2020 cũng có đề cập tới việc đo đường huyết liên tục được khuyến nghị cho những người muốn quản lý đường huyết tốt hơn và những người nhập viện cần theo dõi sát đường huyết.
Đo đường huyết liên tục giúp người bệnh biết mức dao động đường huyết suốt cả ngày
Khó khăn khi phải đo đường huyết thường xuyên bằng máy đo cầm tay
Theo GS.TS. Stephen Twigg từ Đại học Sydney (Australia), việc đo đường huyết bằng máy đo cầm tay thông thường có khá nhiều bất cập.
Theo đó, phương pháp đo đường huyết bằng máy đo cầm tay yêu cầu người bệnh đái tháo đường phải chích máu tại đầu ngón tay mỗi lần đo. Điều này có thể khiến người bệnh thấy đau đớn, mất công ghi chép lại các số liệu đo nhưng lại không thể cho bạn thấy được cái nhìn toàn cảnh về biến động đường huyết trong suốt cả ngày.
Đây cũng chính là lý do rất nhiều người bệnh đái tháo đường có thói quen chỉ đo đường huyết từ 2 - 3 lần/tuần, không đáp ứng đủ khuyến nghị đo đường huyết 7 lần/ngày. Điều này khiến việc tự quản lý và theo dõi đường huyết tại nhà của người bệnh gặp rất nhiều khó khăn.
Công nghệ mới giúp người bệnh đái tháo đường theo dõi đường huyết liên tục
Hiểu được tầm quan trọng của việc đo đường huyết liên tục, cũng như nỗi khổ của người bệnh đái tháo đường khi phải đo đường huyết thường xuyên, công ty Abbott (Mỹ) đã thiết kế một công nghệ mới giúp người bệnh đái tháo đường theo dõi đường huyết liên tục bằng cảm biến, không cần phải thường xuyên chích máu ngón tay.
Theo đó, hệ thống đo và theo dõi đường huyết FreeStyle Libre của Abbott sẽ bao gồm 1 đầu đọc cầm tay và 1 cảm biến được đeo ở mặt sau cánh tay. Với kích thước nhỏ (chỉ bằng một đồng xu), thiết bị cảm biến này có thể được sử dụng liên tục trong vòng 14 ngày mà không khiến người dùng thấy khó chịu khi đeo. Đây là thiết bị đo và theo dõi đường huyết có thời gian sử dụng lâu nhất thế giới hiện nay.
Cảm biến FreeStyle Libre đo mức glucose trong dịch kẽ thông qua một cấu trúc sợi mỏng như sợi tóc (dài 0,5cm), được đưa vào ngay dưới da và giữ cố định bằng một miếng dán nhỏ có khả năng chống nước. Sau khi quét nhanh cảm biến bằng đầu đọc, người dùng sẽ được cung cấp chỉ số đường huyết tại thời điểm đo cùng các thông tin hữu ích như lịch sử đường huyết trong 8 giờ, mức dao động đường huyết… một cách chi tiết.
Các thông tin này có thể giúp người bệnh đái tháo đường điều chỉnh lối sống, giúp bác sỹ có thể sớm can thiệp điều trị. Người bệnh cũng không cần phải chịu đau khi thường xuyên chích máu ngón tay, cũng như không cần điều chỉnh thiết bị hàng ngày.
Nhiều thử nghiệm lâm sàng và dữ liệu thực tế cho thấy, sử dụng FreeStyle Libre có thể giúp người bệnh đái tháo đường cải thiện việc kiểm soát đường huyết, giảm tình trạng dao động đường huyết, giảm số lần nhập viện, giảm chỉ số HbA1C, giảm nguy cơ hạ đường huyết nguy hiểm và từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Năm 2019, hệ thống FreeStyle Libre của Abbott đã được trao giải thưởng Prix Galien (Mỹ) cho hạng mục “Công nghệ Y khoa Tiên tiến nhất”. Đây là giải thưởng được đánh giá tương đương với giải Nobel trong nghiên cứu dược phẩm sinh học.
Bình luận của bạn