Hiện đại hóa y học cổ truyền là lợi thế lớn của ngành thực phẩm chức năng Việt Nam (ảnh minh họa)
Đầu năm nói chuyện sức khỏe: Sức khỏe là gì?
Xu hướng phát triển thực phẩm chức năng và đồ uống trong năm 2019
Chiêm ngưỡng những bức ảnh thiên nhiên và khoa học đẹp nhất năm 2018
8 điều bác sỹ tim mạch khuyên bạn nên làm để hạ cholesterol
Phần 1: Cốt lõi của bản sắc y học cổ truyền Phương Đông và y học cổ truyền Việt Nam
Triết học cổ đại phương Đông, cơ sở lý luận và đồng thời cũng là bản sắc của y học cổ truyền phương Đông thể hiện tập trung và cô đọng trong Kinh Dịch (Thục Hy, 2852-2737 trước C.N.) sau đó được Văn Vương (… - 1056 trước C.N.) và Khổng Tử (557-479 trước C.N.) soạn thành sách và giải nghĩa.
Triết học cổ đại phương Đông được xây dựng trên nền tảng một hệ thống quan niệm về thế giới tự nhiên, về con người và xã hội một cách nguyên thủy, sơ khai nhưng về cơ bản là đúng đắn. Dịch học đã tổng kết được những quy luật của tự nhiên, con người và xã hội và biểu đạt trong những quy luật cơ bản: Quy luật Âm - Dương với Âm Dương tương giao, tương khắc, tương phản, tương cầu, tương ứng… thể hiện sự thống nhất và mâu thuẫn của hai mặt đối lập; Quy luật phản phục phản ánh sự vận động phổ biến của tự nhiên là biến đổi một cách tuần hoàn và liên tục
Những kết quả do trực quan thiên tài của người xưa tổng kết đã đưa ra nhiều giả thuyết thể hiện trình độ nhận thức đương thời về thế giới khách quan mà ngày nay một số giả thuyết đó đã được khoa học hiện đại chứng minh là đúng đắn. Một số giả thuyết chưa được chứng minh không hẳn vì các giả thuyết đó sai mà thật ra khoa học hiện đại cũng chưa tìm được các công cụ và phương pháp luận thích hợp để giải thích, chứng minh.
Lý luận y học cổ truyền phương Đông luôn hướng đến sự hài hòa trong mỗi con người (ảnh minh họa)
Phương pháp luận tư duy của triết học cổ phương Đông và của y học cổ truyền là phương pháp tiếp cận hệ thống. Nguyên lý “Thiên Địa Nhân hợp nhất” và “Con người là một tiểu vũ trụ” thể hiện phương pháp tiếp cận hệ thống của y học cổ truyền khi nghiên cứu về con người, sức khỏe và bệnh tật.
Phương pháp tư duy của triết học cổ phương Đông và lý luận y học cổ truyền luôn luôn khác một cách cơ bản với phương pháp tư duy trong y học hiện đại. Khoa học hiện đại – mà điển hình là vật lý học hiện đại – coi nguyên lý bài trung (middle excluded principle) là nguyên tắc phổ biến và luôn luôn đúng khi xem xét mọi sự vật và hiện tượng. Chủ nghĩa duy lý (rationalism) phương Tây có nguồn gốc từ nguyên lý bài trung.
Triết học cổ đại và lý luận y học cổ truyền phương Đông không chấp nhận phương pháp tư duy logic bài trung mà ngược lại, chấp nhận và đề cao ý nghĩa của trung dung, chấp nhận sự tồn tại đồng thời của các mặt đối lập, bổ sung hài hòa cho nhau, nương tựa vào nhau: trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, Dương xướng Âm họa… Vũ trụ là Dương, con người là Âm. Vũ trụ là khuôn của con người. Vũ trụ chi phối con người nhưng vũ trụ và con người là một (thiên nhân hợp nhất).
Một trong những sự khác biệt rõ rệt giữa y học hiện đại và y học cổ truyền là ở chỗ: Y học hiện đại dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy lý của nền văn minh phương Tây, tuyệt đối hóa các hiểu biết về vũ trụ, tự nhiên, xã hội và con người về phương diện vật lý mà không quan tâm đầy đủ về phương diện triết học và đạo đức. Y học hiện đại đã tuyệt đối hóa vai trò của thực nghiệm khách quan, coi đó là phương pháp duy nhất đúng để nghiên cứu con người và sức khỏe, bệnh tật. Trên cơ sở sự khác biệt đó, một số người trong giới y khoa hiện đại coi y học cổ truyền không có cơ sở khoa học.
Vấn đề là phải trả lời được câu hỏi lớn: Khoa học hiện đại chưa chứng minh được cơ sở khoa học của y học cổ truyền hay y học cổ truyền không bao giờ có cơ sở khoa học. Nếu chúng ta đã có đủ phương pháp luận, tri thức và công cụ thực nghiệm để chứng minh được hệ thống lý luận và phương pháp của y học cổ truyền là sai thì có thể cho rằng y học cổ truyền không bao giờ có cơ sở khoa học. Ngược lại, nếu khoa học hiện đại chưa chứng minh được y học cổ truyền là sai thì phải công nhận rằng hệ thống lý luận và phương pháp của y học cổ truyền là đúng – mặc dù khoa học hiện đại chưa chứng minh được.
Việt Nam – một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á – đã có nhiều thế kỷ sử dụng chữ Hán và chịu ảnh hưởng của Dịch học và Khổng học. Do đó, không có gì lạ là y học cổ truyền Việt Nam có chung cơ sở lý luận với y học cổ truyền phương Đông như các quốc gia khác ở Châu Á. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và khí hậu nhiệt đới nóng - ẩm, khác biệt với khí hậu các nước Bắc Á, y học cổ truyền Việt Nam một mặt có chung cơ sở lý luận và một số đặc điểm của y học cổ truyền phương Đông nhưng mặt khác còn hàm chứa bản sắc riêng của một nền y học cổ truyền nhiệt đới. Các đại diện lỗi lạc của y học cổ truyền dân tộc Việt Nam đã tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn của quá trình đấu tranh phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe của nhân dân ta – có đặc điểm thể tạng riêng, sống trong một vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa là nguyên nhân của nhiều bệnh “thời khí” – để bổ sung cho nền y học cổ truyền phương Đông. Y học cổ truyền Việt Nam là một kho tàng tri thức và kinh nghiệm điều trị các bệnh “phong hàn”, “phong nhiệt”, về sử dụng sáng tạo các dược liệu bản địa và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt, cạo gió, xông dược liệu và tinh dầu, chích lễ...
Y học cổ truyền phương Đông ứng dụng tùy thuộc hoàn cảnh địa lý, khí hậu và thể tạng của con người Việt Nam (ảnh minh họa)
Sự sáng tạo của các thế hệ thầy thuốc y học cổ truyền Việt Nam đã được đại danh y Tuệ Tĩnh tổng kết thành các nguyên tắc thể hiện trong nhiều trước tác y học của ông. Lời tựa của tác phẩm “Thập tam phương gia giảm” của Tuệ Tĩnh đã thể hiện việc ứng dụng một cách sáng tạo kinh nghiệm y học cổ truyền phương Đông vào hoàn cảnh địa lý, khí hậu và thể tạng của con người Việt Nam. Tuệ Tĩnh đã nêu các nguyên tắc cực kỳ quan trọng:
“Kinh nghiệm, lý luận nhờ sách vở của người xưa
Phương pháp, thi hành tùy bệnh chứng vào lúc ấy”
Và
“Phương tuy chẳng nhiều, gia giảm khá đậm để theo chứng chọn dùng
Thuốc chẳng câu nệ, Nam Bắc tùy nghi mà kịp thời ứng dụng”
Điều kiện địa lý, khí hậu và thổ nhưỡng đặc thù của Việt Nam cũng đã tạo nên một hệ động thực vật vô cùng phong phú và khác biệt với các nước Bắc Á, là nguồn nguyên liệu làm thuốc của y học cổ truyền Việt Nam, được y học cổ truyền của nhiều nước Châu Á sử dụng như những dược liệu quý một cách hết sức phổ biến đến mức nhiều dược liệu có nguồn gốc từ Việt Nam lại bị ngộ nhận là “thuốc Bắc” như: Quế, sa nhân, ý dĩ, thảo quả, sử quân tử, hoắc hương, đậu khấu… Trong tác phẩm “Nam dược thần hiệu”, Tuệ Tĩnh đã thống kê và mô tả được 499 vị thuốc trong đó có đến 82 vị thuốc được phát hiện trong dân gian dùng để chữa bệnh. Tuệ Tĩnh cũng đã tổng kết và đề ra nguyên lý độc đáo: “Nam dược trị Nam nhân”. Trong trước tác “Nam dược quốc ngữ phú” hai câu: “Tôi tiên sư kính đạo tiên sư/Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt” đã thể hiện tư tưởng lớn của Tuệ Tĩnh về sự kế thừa, tiếp thu một cách sáng tạo y học cổ truyền phương Đông và khẳng định bản sắc dân tộc của y học cổ truyền Việt Nam trong kho tàng y học cổ truyền phương Đông.
Phần 2: Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và y học hiện đại - Thành tự và Hệ quả
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất
Bình luận của bạn