Không phải bệnh nào cũng có thể uống thuốc bổ hoặc bổ sung vitamin, dưỡng chất
Có hay không thuốc bổ não, tăng cường trí nhớ?
Cha mẹ có nên dùng thuốc bổ não cho con?
Suýt chết vì uống thuốc bổ có nhân sâm
Phụ nữ có dùng được thuốc "bổ thận tráng dương" của đàn ông?
1. Ung thư tuyến tiền liệt nên tránh dùng calci
Trung bình mỗi năm tại Anh có trên 5.000 đàn ông dùng liệu pháp hormone để điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Liệu pháp này có tác dụng phong bế sản xuất hormone nam tính testosterone gây tăng tái phát ung thư, nhưng mặt trái của loại thuốc bổ này lại ảnh hưởng đến sức khỏe của xương.
Chính điều này người ta đã nghĩ đến việc bổ sung calci cho cơ thể, nhưng theo nghiên cứu của Trung tâm y tế Wake Forest Baptist thuộc Đại học North Carolina, Mỹ, ở 2.399 người trước và sau khi sử dụng loại thuốc bổ này cho thấy tỷ trọng khoáng của xương bị giảm nghiêm trọng. Nếu dùng liều cao calci có thể làm giảm hiệu ứng hoạt hóa của vitamin D, dưỡng chất cơ thể rất cần để hấp thụ calci ngay từ giai đoạn đầu, và hậu quả làm phong bế tác dụng của calci có trong xương.
Vì vậy, khi dùng loại thuốc bổ này nên duy trì hoạt động để tăng cường sức khỏe cho xương và sau giai đoạn điều trị tỉ trọng xương sẽ được phục hồi trở lại, không nên dùng calci.
2. Bệnh vảy nến tránh dùng vitamin A
Một trong số những loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh vảy nến là nhóm thuốc retinoids là dạng viên hoặc kem dưỡng da. Nó có tác dụng điều tiết tăng trưởng tế bào da, nhưng bệnh vảy nến lại tăng trưởng mạnh làm cho da đỏ và tạo thành những vảy mới dạng bạc.
Lý do của hiện tượng này là vì retinoids có chứa một dẫn xuất là vitamin A giúp duy trì da phát triển và nếu dùng quá nhiều vitamin A có thể gây độc. Do vitamin A là loại dưỡng chất hòa tan mỡ nên có có thể lưu lại trong cơ thể, tích tụ trong gan nên có hại cho cơ thể.
Nếu lạm dụng quá liều trên 0,7mg/ngày đối với đàn ông hoặc 0,6mg/ngày đối với phụ nữ có thể dẫn đến tình trạng viêm kết mạc, rụng tóc và làm tăng các chứng bệnh về da, nhất là nhóm người mắc bệnh vảy nến.
3. Bệnh tim nên tránh dùng vitamin E và kali
Đây là những dưỡng chất có thể làm tăng bệnh tim, kết luận này được dựa vào một nghiên cứu quy mô quốc tế dài 7 năm ở 100.000 người mắc bệnh tim, động mạch vành và đái tháo đường do ĐH McMaster của Canada thực hiện. Theo nghiên cứu, nếu dùng liều cao vitamin E (400IU- khoảng 363mg) /ngày thì rủi ro mắc bệnh suy tim tăng tới 13% và 21% nguy cơ phải nhập viện vì bệnh tim.
4. Bệnh đái tháo đường nên tránh dùng vitamin B3
Vitamin B3 còn có tên gọi khác là niacin, tham dự vào quá trình chuyển hóa và giúp cơ thể sản xuất năng lượng từ thực phẩm khi ăn vào, tuy nhiên nếu dùng liều cao (trên 13mg/ngày đối với phụ nữ và 17mg/ngày đối với nam giới) có thể làm gia tăng bệnh đái tháo đường.
5. Loãng xương tránh dùng vitamin A và phospho
Nếu có quá nhiều phospho trong máu trên 1.000mg có thể làm cho lượng calci trong xương bị giảm mạnh và gây chứng loãng, giòn xương. Tại Anh người ta khuyến cáo không nên dùng quá nhiều 250mg phospho/ngày. Theo nhiều nghiên cứu do Thụy Điển thực hiện cho thấy cứ tăng 1mg vitamin A liều dùng hàng ngày thì tăng rủi ro gãy xương háng tới 68%.
Ngoài ra, vitamin A còn làm cạn kiệt nguồn calci trong xương vì vậy lạm dụng vitamin A còn làm cho hàm lượng calci trong máu tăng vọt. Người ta khuyến cáo nên dùng liều vitamin A đối với nam giới là 0,7mg/ngày và phụ nữ là 0,6mg/ngày.
6. Bệnh thận tránh dùng calci
Nếu dùng calci nhất là liều cao hơn so với khuyến cáo (700mg/ngày) có thể gây tích khoáng trong thận và lâu ngày gây sỏi thận, gây đau nếu không được tán nhỏ chảy qua đường nước tiểu ra ngoài, thậm chí nếu nặng thì phải phẫu thuật.
7. Bệnh đau dạ dày nên tránh dùng vitamin A
Dùng vitamin A để hạn chế tổn thương lớp lót thành dạ dày, nhưng nếu dùng liều cao, dài kỳ trên mức khuyến cáo 0,7mg/ngày (nam giới) và 0,6mg/ngày (phụ nữ), hoặc vượt trên ngưỡng 2,3mg/ngày có thể gây tình trạng có tên Hội chứng tăng huyết áp trong sọ (intracranial hypertension) căn bệnh làm gia tăng áp lực dịch não, gây thủ phạm đau đầu và rối loạn thị giác.
Bình luận của bạn