Vạch trần bản chất 5 lời quảng cáo "thôi miên" trên bao bì mỹ phẩm

Trang bị ngay cách đọc nhãn sản phẩm để không bị "dính bẫy" quảng cáo

Sự thật sau nhãn các sản phẩm “có nguồn gốc tự nhiên”

Siêu thị Thụy Điển in nhãn sản phẩm tươi sống bằng tia laser

Tránh lãng phí thức ăn chỉ nhờ... bao bì thực phẩm!

Điểm danh 10 loại nước hoa khô được ưa chuộng nhất hiện nay

1. Hoàn toàn tự nhiên, hữu cơ (All-natural, organic)

Đôi khi các chị em bị thôi miên bởi dòng chữ “Hoàn toàn tự nhiên” trên nhãn mác sản phẩm. Nhưng đừng để bị lừa, bởi hai lý do sau:

Thứ nhất, theo Báo cáo Người tiêu dùng ngày 27/1/2016 tại Mỹ, có khoảng 60% người dùng nhầm lẫn khi nghĩ rằng mác “tự nhiên” nghĩa là thực phẩm đó ít bị biến đổi gene, ít chứa các thành phần nhân tạo, hóa chất, hoặc không có thuốc trừ sâu. Chính vì vậy, hầu hết mọi người sẵn sàng trả mức giá cao hơn để mua những sản phẩm này.

Thực tế, “Hoàn toàn tự nhiên” không có nghĩa là mọi thành phần trong sản phẩm đó là tất cả hữu cơ (organic) hoặc tự nhiên mà đó chỉ là một cách “chơi chữ”, một chiêu trò của nhà sản xuất. Mặt khác, cơ quan quản lý mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp ở nhiều nước cho tới nay vẫn chưa đưa ra được định nghĩa cụ thể, chính xác như thế nào là “tự nhiên” và “hữu cơ” cũng như những quy định dán nhãn liên quan.

Thứ hai, ngay cả khi sản phẩm đó chứa thành phần tự nhiên thật thì chưa chắc nó đã an toàn cho người sử dụng. Bởi lẽ, tự nhiên cũng có 2 mặt của nó: Tích cực và tiêu cực. Hơn nữa, các sản phẩm này cũng có thể bị kết hợp với các chất bảo quản độc hại và gây hại cho người sử dụng.

Cách duy nhất để đảm bảo rằng một sản phẩm thực sự chứa các thành phần tự nhiên là bạn cần xác định thành phần đó có được Bộ Y tế chứng nhận là an toàn cho da cũng như sức khỏe cộng đồng hay không.

2. Không mùi (fragrance-free, unscented)

Hương liệu tổng hợp hay hương thơm tổng hợp thường được ghi trong danh sách thành phần (ingredients) là fragrance hoặc parfume ẩn chứa rất nhiều rủi ro sức khỏe cho người sử dụng các sản phẩm chứa nó. Người tiêu dùng cũng dần cảnh giác hơn với các loại mỹ phẩm thơm nức và chuyển sang ưa chuộng các sản phẩm không mùi. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì các nhà sản xuất hoàn toàn được phép gọi một sản phẩm là “không mùi” nếu các hương liệu tổng hợp trong sản phẩm đó được sử dụng cho các mục đích phi đánh hơi. Chưa kể tới việc, bằng cách nào đó, các nhà sản xuất che dấu được mùi hương sẵn có của sản phẩm thì rõ ràng rằng thành phần hương thơm vẫn tồn tại và vẫn có thể gây hại.

3. Thích hợp cho da nhạy cảm (Test for sensitive skin)

Rất nhiều nhà sản xuất tuyên bố rằng sản phẩm của mình đã được kiểm tra, không gây dị ứng hoặc kích ứng với làn da nhạy cảm. Nhưng lời cam kết này không phải lúc nào cũng trở thành hiện thực. Tốt nhất, trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào, hãy luôn kiểm tra sự thích hợp trên da cánh tay của bạn trong khoảng một tuần để xem có phản ứng bất lợi nào xảy ra hay không. Nếu có dấu hiệu gì bất thường, hãy tránh xa sản phẩm đó ngay lập tức.

4. Bác sỹ da liễu thử nghiệm (Dermatologist tested)

Người tiêu dùng thường tin vào các sản phẩm được chuyên gia, bác sỹ khuyến cáo. Nhưng điều đó không có nghĩa là sản phẩm đó 100% an toàn. Thông thường, các sản phẩm được “bác sỹ da liễu thử nghiệm” tương đương với việc các chuyên gia này đã làm một thử nghiệm phản ứng xem da có bị nhạy cảm đối với sản phẩm hay không (cách làm như mục 3 ở trên). Các thử nghiệm này không phải để xem xét rằng, liệu sản phẩm có tác dụng như những lời nhà sản xuất/phân phối công bố hay không. Tức là, không có thử nghiệm chứng minh là sản phẩm chống lão hóa vượt trội, có thể làm sáng da hay kiềm dầu hoàn hảo...

5. Tỷ lệ %

Các con số luôn thu hút người tiêu dùng, và khi bạn thấy rằng một sản phẩm nào đó có chứa tới 99% một chất gì đó tốt như vitamin C, bạn sẽ muốn mua chúng ngay. Tuy nhiên, tỷ lệ này không có nghĩa là các sản phẩm được tạo thành từ 99% vitamin C với 1% chất gì đó khác. Đôi khi, các công ty sản xuất chỉ đưa vào sản phẩm 1 giọt dung dịch có chứa 99% nồng độ hoạt chất ABC thì họ cũng sẵn sàng ghi ở nhãn là sản phẩm chứa 99% ABC.

Vậy tại sao không phải là 100%? Tất nhiên, không có gì là hoàn hảo - người tiêu dùng tin vào điều đó và sẽ tin vào một con số có vẻ “khách quan” nếu như nhà sản xuất tự nhận là “gần hoàn hoàn hảo”.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng