Vinamilk: Nội lực mạnh - Vươn xa nhanh

Vinamilk hiện là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với hơn 9 tỉ USD

Vinamilk - 40 năm tạo nên kỳ tích chưa thương hiệu sữa Việt nào đạt được

Infographic: Vinamilk - 40 năm nuôi dưỡng ước mơ Vươn cao Việt Nam

40 năm nuôi dưỡng giấc mơ vươn cao của doanh nghiệp sữa số 1 Việt Nam

Câu chuyện cảm động về hành trình 40 năm Giấc Mơ Sữa Việt

Không người nổi tiếng, không hài cường điệu mà vẫn được người dùng internet chia sẻ rộng rãi với cảm xúc lâng lâng chạm vào trái tim của người xem. Tính đến ngày 23/8, chỉ sau hơn 20 ngày phát hành, clip này đã vượt gần 28 triệu lượt xem trên tất cả các kênh. Có thể nói đây là món quà quý của Vinamilk dành tặng cho người tiêu dùng Việt Nam nhân dịp sinh nhật lần thứ 40, đặc biệt là thế hệ trẻ của đất nước về tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần tự lực, phấn đấu để vững bước sánh vai với các nước trên thế giới.

40 năm, một chặng đường dài của Vinamilk với nhiều cột mốc tăng trưởng ấn tượng:

Năm 1976, sau khi tiếp quản 3 nhà máy là Thống Nhất, Trường Thọ và Dielac, Vinamilk đã xây dựng nên một thương hiệu vững mạnh tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

Năm 1987, với việc ra mắt nhãn hiệu sữa đặc Ông Thọ, Vinamilk đã nâng vốn tự có lên 20 tỷ đồng, gia tăng được sản lượng và doanh thu vượt kế hoạch.

Năm 1990, do tình hình kinh tế trong nước khó khăn, Vinamilk không nâng cấp được công nghệ sản xuất sữa, nguồn nguyên liệu tiếp tục rơi vào thế bị động. “Chúng tôi mù thông tin về giá cả thị trường thế giới, trong khi nguyên liệu lại nhập khẩu hoàn toàn, không giao lưu trao đổi với bên ngoài, bị động nguồn vốn ngoại tệ mạnh. Làm sao có thể giảm chi phí nguyên liệu, từ đó giảm giá thành sản phẩm là bài toán khó. Lúc này, kỹ sư và công nhân đã cùng nhau vượt khó bằng cách tự thiết kế hình sữa Ông Thọ dập nổi, sáng tạo gia công khuôn nắp lon sữa, thậm chí tận dụng phế liệu như xác xe tăng, nòng pháo...”, bà Mai Kiều Liên, CEO chia sẻ về tinh thần tự lực, từ cường của những con người Vinamilk lúc này.

Nhà máy sản xuất sữa nước rộng hơn 20ha, công suất 800 triệu lít sữa mỗi năm của Vinamilk

Năm 2013, đỉnh điểm đánh dấu sự tăng trưởng mạnh vượt bậc của Vinamilk được xác lập khi Vinamilk đầu tư vào 2 siêu nhà máy có tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng tại Bình Dương. Cùng với nhà máy sữa nước, nhà máy sữa bột với công suất 54.000 tấn sữa bột mỗi năm, ngay khi vận hành trong tháng 4/2013 đã giúp Vinamilk đạt doanh thu khoảng hơn 31.000 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2012. Hiện tại, riêng Vinamilk đã chiếm khoảng 40% thị phần sữa bột. Mặt khác, Vinamilk đang có 11 nhà máy sản xuất sữa chua cùng nhiều sản phẩm dành cho từng phân khúc riêng biệt như sữa chua Probi, sữa chua Susu dành cho trẻ em, sữa chua Probeauty dành cho phái đẹp... Với công suất 6,5 triệu hũ mỗi ngày, Vinamilk đang chiếm khoảng 85% thị phần sữa chua trong nước.

Năm 2015, doanh thu của Vinamilk đạt 40.223 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 4.000 tỷ đồng. Công ty đã chiếm lĩnh thị trường trong nước với một quyền lực phân phối tối thượng: Khoảng 55% thị phần sữa nước, 85% thị phần sữa chua, 80% thị phần sữa đặc và trị vì trong cả 3 hình thức phân phối là bán buôn, bán lẻ (212.000 điểm bán lẻ) và cửa hàng phân phối trực tiếp (575 cửa hàng). Đến nay, Vinamilk đã được xuất khẩu đi 43 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Bên cạnh 13 nhà máy tại Việt Nam và 3 nhà máy tại Mỹ, New Zealand và Campuchia, Vinamilk còn có 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ và New Zealand. Tổng đàn bò cung cấp sữa cho Công ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết lên tới hơn 120.000 con, cung cấp khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Dự kiến sẽ được nâng lên khoảng 160.000 con vào năm 2017 và khoảng 200.000 con vào năm 2020, với sản lượng sữa tươi nguyên liệu dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi.

Tầm nhìn hướng ngoại của các nhà lãnh đạo Vinamilk

Sự thành công của Vinamilk gắn liền với vai trò của dàn lãnh đạo, đặc biệt là “bông hồng thép” - bà Mai Kiều Liên, nữ thuyền trưởng này đã chứng minh những quyết định của mình luôn mang về lợi ích tốt đẹp cho công ty.

Ngoài những chiến lược trong nước, sự dũng cảm và quyết đoán của CEO Mai Kiều Liên được chứng minh trong chiến lược toàn cầu hóa.

Hiện, Vinamilk sở hữu 100% cổ phần Driftwood (Mỹ) và việc góp vốn vào nhà máy Miraka tại New Zealand đã mang về tổng cộng hơn 2 triệu NZD cho Vinamilk. Công ty cũng tiên phong xây dựng nhà máy Angkor Milk - nhà máy sữa đầu tiên tại Campuchia. Với công suất 38 triệu lít sữa nước, 192 triệu hũ sữa chua mỗi năm phục vụ nhu cầu người dân Campuchia và khu vực vào năm 2024.

Các nhà lãnh đạo Vinamilk còn được biết đến là những chuyên gia trong các hoạt động tiếp thị marketing với ngân sách thuộc tốp 3 ngành hàng tiêu dùng (ngang với Unilever). Các chương trình trách nhiệm xã hội (CSR) bom tấn như Quỹ sữa vươn cao Việt Nam, Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam, ra mắt sản phẩm sữa tươi organic đầu tiên tại Việt Nam, Vinamilk đã thay đổi quan điểm cho rằng “sữa ngoại tốt hơn sữa nội” xuyên suốt giai đoạn 2006 - 2009. Không chỉ clip “Vinamilk 40 năm - Vươn cao Việt Nam” gây sốt, Vinamilk còn có nhiều chiến dịch marketing khác, mang nhiều thông điệp nhân văn, tạo nên sự tin tưởng lớn mạnh của người tiêu dùng về công ty này.

Trong tháng 6 vừa qua, Vinamilk đã được vinh danh là doanh nghiệp dẫn đầu về tăng trưởng bền vững trên sàn chứng khoán trong 5 năm liên tiếp (2011 - 2015) do Tạp chí NCĐT và Công ty Chứng khoán Thiên Việt tổ chức. Đến nay, Vinamilk cũng là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với hơn 9 tỷ USD (theo số liệu ngày 11/8/2016). Với những chiến lược chắc chắn, dài hạn, có thể thấy mục tiêu là 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới với doanh thu 3 tỷ USD trong thời gian tới là điều không xa đối với Vinamilk.
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng