Xuất khẩu thực phẩm sạch, nhập khẩu thực phẩm bẩn

An toàn thực phẩm đang là vấn nạn đối với sức khỏe của người tiêu dùng trong nước

Cơ hội xuất khẩu TPCN Việt sang thị trường Myanmar

Nguy cơ "nhập khẩu" sốt rét từ xuất khẩu lao động

Đình chỉ công ty xuất khẩu mỡ “bẩn” cho Đài Loan

Phí tiền mua hoa quả nhập khẩu vì "tội" chưa biết ý nghĩa của các tem dán này

Phân tích của GS. Chu Phạm Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP.HCM kiêm Phó Chủ tịch liên hiệp Hội thực phẩm, TP.HCM chỉ ra: Trong những năm gần đây, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu về cơ bản có chất lượng tốt hơn bởi yêu cầu nghiêm ngặt của các nước, bắt buộc các doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý chặt chẽ với hệ thống phòng kiểm nghiệm và công tác kiểm tra thường xuyên liên tục chất lượng của những mặt hàng thực phẩm trước khi xuất khẩu.

Tuy nhiên, đối lập với bức tranh sáng về chất lượng tốt của hàng hóa xuất khẩu là thực trạng an toàn thực phẩm trong nước liên tục bị đe dọa bởi những mặt hàng nhập khẩu và những mặt hàng sản xuất, chế biến thuộc thị trường nội địa. Nhìn ở góc độ tổng quát, người Việt Nam đang cung ứng ra thị trường quốc tế sản phẩm sạch, chất lượng tốt còn trong nước thì tiêu thụ những mặt hàng kém chất lượng.

Thực tế trên xuất phát từ tình trạng các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phần nào ô hợp hiện nay với việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt; Sử dụng tràn lan, bừa bãi chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh, chất tạo nạc… trong chăn nuôi.

Hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác qua nhiều nguồn khác nhau chưa được kiểm duyệt thường xuyên liên tục đang biến thị trường Việt Nam trở thành bãi đáp lý tưởng cho các mặc hàng kém chất lượng của nước ngoài; Buôn bán hóa chất, phụ gia thực phẩm trong chế biến thức ăn chưa được cơ quan chức năng tìm ra phương án can thiệp, xử lý triệt để nên việc sử dụng vì mục tiêu lợi nhuận đang diễn ra tràn lan gây hiểm họa bệnh tật cho con người.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, GS. Ngọc Sơn cho rằng, bên cạnh việc hình sự hóa, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhà nước cần phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn trong lĩnh vực thực phẩm; Nghiên cứu, cải tiến những phương pháp kiểm nghiệm mới mang tính hiệu quả hơn.

Trong hệ thống quản lý cần phải có sự điều chỉnh phù hợp, tránh chồng chéo; Tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức của cộng đồng; Triển khai các chuỗi thực phẩm an toàn từ trồng trọt, chăn nuôi đến bàn ăn…

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội