Hiệp định TPP: Chiếc "đòn bẩy" cho nền kinh tế Việt Nam

Hiệp định TPP là cơ hội và cũng chính là thách thức đối với các nước thành viên

Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội

2020: TPCN sẽ trở thành ngành kinh tế - y tế mũi nhọn?

Vinamilk là thương hiệu có giá trị lớn nhất Việt Nam

Việt Nam trưng bày văn hóa, ẩm thực gì tại Expo 2015 ở Milan?

Hiệp định thương mại thế kỷ TPP đã trải qua 5 năm và hơn hai chục vòng đàm phán cam go, quyết liệt, nhiều lúc tưởng chừng rơi vào bế tắc. TPP đề cập đến những tiêu chuẩn rất cao cả về thương mại, kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, môi trường lao động.… Đây vừa là cơ hội và cũng chính là thách thức đối với các nước thành viên tham gia TPP.

Ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam nhận định, việc tham gia vào TPP có thể đem lại một số tác động tích cực. Cụ thể, TPP sẽ giúp Việt Nam cân bằng được quan hệ thương mại với các khu vực thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định. Bên cạnh đó, quan hệ thương mại tự do với các thị trường lớn như Mỹ, Canada và việc Nhật Bản xóa bỏ thuế nhập khẩu cho hàng nông sản trong TPP, sẽ là cú hích thực sự cho xuất khẩu của Việt Nam.

Theo tính toán của các doanh nghiệp, nếu thuế nhập khẩu được hạ về mức 0% thì hàng dệt may và giày dép Việt Nam sẽ đứng trước cơ hội lớn trong việc mở rộng thị phần trên thị trường các nước TPP, trong đó có thị trường Mỹ. Cơ hội cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực khác như thủy sản, đồ gỗ và nông sản cũng rất lớn. Việc được tiếp cận các thị trường rộng lớn gồm Mỹ, Nhật Bản, Canada với thuế nhập khẩu bằng 0%, kết hợp với các cam kết rõ ràng hơn về cải thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chắc chắn sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhất là của các tập đoàn lớn.

Hiệp định TPP sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng. Ngoài ra, do TPP hướng tới môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch hóa quy trình xây dựng chính sách và khuyến khích sự tham gia của công chúng vào quá trình này, cho nên sẽ có tác dụng rất tốt để hoàn thiện thể chế kinh tế cũng như tăng cường cải cách hành chính.

Hiệp định TPP được xem là cú hích lớn cho nền kinh tế Việt Nam

Liên quan đến vấn đề nhập khẩu gia tăng trong khi xuất khẩu có xu hướng giảm, Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý để thúc đẩy phát triển những ngành có lợi thế so sánh, nhằm tăng năng suất và sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Với những ngành kém lợi thế sau hội nhập, cần quan tâm và đẩy mạnh tái cơ cấu nhằm tăng hiệu quả.

Là thành viên của TPP, Việt Nam sẽ tiếp cận được một thị trường - không gian kinh tế mới rộng lớn, riêng Mỹ đã là 15.000 tỷ USD, mà không phải chịu các rào cản như trước đây vì bị coi là nền kinh tế phi thị trường. Đặc biệt, không chỉ hàng hoá - sản phẩm, mà cả nền kinh tế Việt Nam có được giấy chứng nhận mới bậc cao, được coi là visa (thị thực) để vào các thị trường khó tính, đồng thời thu hút nguồn tiền - công nghệ của các nhà đầu tư hàng đầu.

Cuối cùng, TPP sẽ giúp cho người tiêu dùng trong nước có cơ hội tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao với giá thành rẻ hơn, đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn hơn với các mặt hàng thực phẩm bởi các quy định tiêu chuẩn được áp dụng cho các nước thành viên TPP. Đồng thời giá lao động của Việt Nam được tăng lên để xóa dần khoảng cách với các nước phát triển khác trong TPP, cải thiện quyền lợi của người lao động.

Tuy nhiên, cùng với lợi ích mà TPP có thể đem lại, Việt Nam cũng phải đối diện với không ít thách thức. Do đó, TPP cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để có thể tận dụng được tối đa những lợi ích từ TPP.

Hội thảo: "Doanh nghiệp Thực phẩm chức năng với hội nhập TPP: Những điều cần lưu ý".

Địa điểm: Hội trường tầng 1, Cung Trí thức thành phố
(Địa chỉ: 80 Trần Thái Tông, P. Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội).

Thời gian: 8h30 - 12h, ngày 24/11/2015
Xác nhận tham dự: Điện thoại: 0904 401 102;
Email: [email protected]


Trần Ngọc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin