Buồn nôn khi mang thai: Dùng thuốc thế nào?

Cách sử dụng thuốc chống nôn trong thai kỳ

Tử vong do uống thuốc chống nôn quá liều

Thuốc chống nôn Primpéran có thể tác động xấu lên hệ thần kinh

Buồn nôn khi đánh răng có thể là biểu hiện của bệnh gì?

Khó chịu, buồn nôn sau khi ăn: Bệnh gì?

Vào buổi sáng khi thức dậy, có thai phụ chỉ lợm giọng buồn nôn nhưng không nôn, có người lại nôn. Nếu nhẹ thì không cần dùng thuốc, chỉ cần ăn thức ăn lỏng chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tuy nhiên có khi nôn rất nặng, nôn suốt cả ngày; Nôn hết thức ăn thì nôn ra nước và dịch mật, hết nước và dịch mật thì nôn khan gây mất nước và điện giải. Những trường hợp nặng như vậy phải cần nhập viện để điều trị.

Nôn thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ chiếm 90% trường hợp. Nguyên nhân là do tăng nội tiết tố hCG. Ba tháng đầu thai kỳ là thời gian thai hình thành và phát triển các cơ quan chức năng, nên rất dễ bị dị tật do thuốc. Vì vậy chọn lựa thuốc cho thai phụ là vấn đề rất quan trọng. Thai phụ nên đi khám bác sỹ để loại trừ nguyên nhân gây buồn nôn và nôn mửa, kế đến bác sỹ sẽ cho loại thuốc phù hợp. Sau đây là một số loại thuốc chống nôn thường dùng cho thai phụ:

Vitamin B6

Bình thường khi có thai phụ nữ cần bổ sung lượng vitamin B6 khoảng 10mg/ngày. Nếu bị nôn thai phụ cần uống 15 – 20mg/ngày chia 3 lần. Với liều này không có tác hại gì cho thai nhi và thai phụ. Vitamin B6 được xem là thuốc đầu tay trong phòng chống nôn cho người có thai.

Gừng

Kinh nghiệm dân gian dùng gừng tươi xắt lát rồi chấm muối và nhai. Nếu thai phụ dưới 20 tuần bị nôn nghiêm trọng, có thể dung bột gừng khô. Gừng có tính chất chống nôn là do làm giảm co thắt dạ dày và gia tăng nhu động ruột. Gừng không có tác hại gì cho thai phụ và thai nhi.

Một khi dùng gừng, vitamin B6 không có hiệu quả thì phải dùng các thuốc sau theo hướng dẫn của bác sỹ.

Thuốc có chứa magne

Có tác dụng làm giảm co thắt của các cơ trơn, lợi mật, chống co thắt đường mật.

Khi mới bắt đầu mang thai phụ nữ rất dễ có triệu chứng buồn nôn

Thuốc kháng histamin

Bản thân thai phụ không những bị nôn mà còn có thể bị dị ứng hay tình trạng thai nghén làm nặng thêm các bệnh dị ứng khác như chàm, mày đay, vì vậy thai phụ cần dùng đến thuốc kháng histamin. Nhóm thuốc này có rất nhiều loại nhưng chỉ có một số ít đã được thử nghiệm trên động vật và trên người khẳng định tính an toàn đối với thai ở liều điều trị mới được dùng cho thai phụ như chlorpheniramine, diphenhydramine, loratadine, cetirizine. Những loại thuốc tuy thử trên động vật chưa thấy gây hại và dị tật thai nhưng trên người chưa có đủ thông tin tin cậy khẳng định tính an toàn với thai nhi thì tuyệt đối không nên dùng như ketotifen, desloratadine, hydroxyzine, fexofenadine.

Trong thực tiễn lâm sàng, chống nôn cho người có thai vào giai đoạn cuối thai kỳ không dùng diphenhydramine vì thuốc gây hại cho thai. Nếu nôn trong suốt thai kỳ, bác sỹ thường dùng meclizine vì thuốc có tác dụng kéo dài.

Tóm lại, phụ nữ mang thai rất dễ bị nôn trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng đầu, để hạn chế các triệu chứng khó chịu này các bà mẹ cần chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn các thức dễ gây kích thích như chua, cay, đồ uống chứa cồn, caffeine, thức ăn có mùi nặng như mắm tôm... Khi các triệu chứng này lặp lại nhiều các mẹ cần áp dụng những biện pháp đơn giản như bổ sung vitamin B6, dùng gừng..., Nếu áp dụng các biện pháp này không có kết quả thì cần đến gặp bác sỹ để được tư vấn về cách dùng thuốc chống nôn hiệu quả.

BS. Ngô Văn Tuấn

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin