Cảnh báo thuốc điều trị loãng xương có nguy cơ gây hoại tử xương hàm

Thuốc điều trị loãng xương chứa acid zoledronic có nguy cơ gây hoại tử xương hàm

Thuốc giảm đau có thể gây đau tim, đột quỵ

Cảnh báo thuốc đau răng, táo bón có thể gây tử vong

Mỹ cảnh báo thuốc kém chất lượng từ Ấn Độ

Cảnh báo thuốc trị ung thư docetaxel gây hội chứng ngộ độc rượu

Cụ thể, đối với các loại thuốc chứa hoạt chất acid zoledronic có nguy cơ gây hoại tử xương hàm cần trì hoãn điều trị với bệnh nhân có tổn thương mô mềm chưa lành tại miệng. Đối với những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ, cần đảm bảo việc kiểm tra các vấn đề răng miệng của bệnh nhân và có đánh giá lợi ích cũng như nguy cơ đối với từng bệnh nhân cụ thể trước khi bắt đầu điều trị các thuốc chứa acid zoledronic.

Khi đánh giá nguy cơ tiến triển hoại tử xương hàm trên bệnh nhân, cán bộ y tế cần cân nhắc những yếu tố như: Hoạt lực của chế phẩm thuốc gây ức chế tiêu xương (nguy cơ tăng theo hoạt lực của thuốc), đường dùng (nguy cơ cao hơn khi dùng thuốc đường tiêm) và sự tích lũy thuốc; Ung thư, các bệnh mắc kèm (ví dụ: Thiếu máu, rối loạn đông máu, nhiễm khuẩn) và hút thuốc; Thuốc dùng đồng thời: Corticosteroid, hóa trị liệu, các chất ức chế tạo mạch và xạ trị vùng đầu cổ; Vệ sinh răng miệng kém, bệnh nha chu, răng giả không khớp, tiền sử bệnh răng miệng hoặc tiến hành thủ thuật nha khoa xâm lấn như nhổ răng.

Cảnh báo thuốc chứa các hoạt chất gây nguy hiểm cho người sử dụng

Cán bộ y tế cũng cần khuyến khích bệnh nhân duy trì vệ sinh răng miệng, kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ và thông báo ngay khi gặp phải những vấn đề về răng miệng như xô lệch răng, đau hoặc sưng răng, chảy mủ không lành trong quá trình điều trị bằng acid zoledronic. Việc tiến hành các thủ thuật nha khoa xâm lấn trên bệnh nhân đang điều trị bằng acid zoledronic cần được tiến hành một cách thận trọng và cách xa thời điểm bệnh nhân dùng thuốc.

Bệnh nhân có hoại tử xương hàm do sử dụng acid zoledronic, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ điều trị và nha sỹ hoặc bác sỹ phẫu thuật răng miệng có chuyên môn về hoại tử xương hàm. Nếu có thể, xem xét việc tạm ngừng điều trị cho bệnh nhân đến khi tình trạng hoại tử xương hàm cải thiện và các yếu tố nguy cơ giảm nhẹ.

Theo thống kê của Cục Quản lý dược, hiện còn 11 số đăng ký thuốc nước ngoài và 2 loại thuốc trong nước có chứa hoạt chất acid zoledronic.

Ngoài các loại thuốc chứa acid zoledronic, với thuốc chứa flunarizin, hiện có trên 51 số đăng ký thuốc nội và ngoại nhập, sử dụng điều trị chứng đau nửa đầu, Cục Quản lý Dược khuyến cáo không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Với thuốc chứa ivabradine (điều trị triệu chứng cơn đau thắt ngực do tắc nghẽn động mạch vành) hiện có sáu thuốc đang lưu hành, Cục Quản lý Dược đề nghị các công ty sản xuấtkinh doanh thuốc này cần cập nhật các thông tin mới vào tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, như thận trọng khi sử dụng kèm thuốc lợi tiểu do có nguy cơ tăng rối loạn nhịp tim; Không sử dụng cho người có bệnh tim mạch khác như nhồi máu cơ tim.


Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn