Đang ngày càng có nhiều bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng trào ngược acid dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản trị mãi không khỏi
Acid trào ngược - Nguyên nhân gây khản tiếng
Thành phần nào trong TPCN gây trào ngược acid dạ dày?
Trẻ viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?
Trong dược học, các loại thuốc được sử dụng để điều trị trào ngược acid dạ dày, loét dạ dày tá tràng được gọi là thuốc ức chế bơm proton (PPI). Chúng bao gồm lansoprazole (Prevacid), esomeprazole (Nexium) và omeprazole (Prilosec), tất cả được sản xuất bởi Công ty Dược AstraZeneca (Thụy Điển).
Gần đây, TS. Britta Haenisch – Trung tâm Thoái hóa Thần kinh ở Bonn (Đức) cùng các cộng sự đã công bố nghiên cứu chỉ ra rằng, có một mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc PPI và tỷ lệ xuất hiện bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi.
"Chúng tôi tập trung vào việc phân tích những người bệnh sử dụng thuốc PPI thường xuyên trong thời gian ít nhất 18 tháng. Nghiên cứu không thể chứng minh loại thuốc này là nguyên nhân gây ra chứng mất trí nhưng là lời cảnh báo cho những bệnh nhân đang lạm dụng thuốc PPI", TS. Haenisch cho biết.
Thông qua hồ sơ y tế năm 2004 – 2011, họ đã sàng lọc ra và tiến hành nghiên cứuhơn 73.000 bệnh nhân người Đức, có độ tuổi 75 trở lên, chủ yếu là phụ nữ. Trong số đó, có 2.950 bệnh nhân thường xuyên dùng thuốc PPI. Sau khi phân tích, họ phát hiện, những người sử dụng thuốc PPI thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ cao hơn 44% so với những người không sử dụng.
TS. Lewis H. Kuller – người không tham gia vào nghiên cứu, đến từ Đại học Pittsburgh (Hoa Kỳ) cho rằng, thuốc PPI có khả năng là nguyên nhân gián tiếp gây ra chứng mất trí, bởi những người phụ nữ sử dụng PPI lâu dài có nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh viêm khớp, hệ thống miễn dịch kém hơn người bình thường, đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này lúc về già.
Ông đề nghị bệnh nhân cần xin ý kiến bác sỹ liệu trình sử dụng hiệu quả mà không ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài trước khi sử dụng. Bởi thuốc PPI cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, gãy xương, mức magne thấp trong cơ thể, nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn Clostridium difficile và viêm phổi.
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí JAMA Neurology (Hoa Kỳ).
Bình luận của bạn