Thuốc/TPCN nào an toàn với bà bầu?

Loại thuốc/thực phẩm chức năng nào nên và không nên dùng trong khi mang thai?

Phụ nữ thấp dễ sinh con non tháng

Ăn trứng gà ngải cứu có thể sảy thai

Thuốc chống nấm cho bà bầu có thể gây dị tật cho thai nhi

Trứng ngỗng là "thần dược" cho bà bầu?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), 90% số phụ nữ mang thai phải uống ít nhất một loại thuốc trong thai kỳ, 70% số thuốc đó là thuốc theo toa.

Có nhiều loại thuốc mang đến những rủi ro cho cả mẹ và bé nếu sử dụng trong thai kỳ. Chẳng hạn, khoảng cuối những năm 1950, đầu những năm 1960, thalidomide là thuốc an thần được kê đơn phổ biến cho phụ nữ ốm nghén. Tuy nhiên, thuốc này không được cơ quan chức năng chấp thuận dùng cho phụ nữ mang thai vì là nguyên nhân gây ra hàng trăm trường hợp dị tật bẩm sinh. Kể từ đó, phụ nữ mang thai được hạn chế tham gia vào thử nghiệm thuốc, vài cuộc thử nghiệm quy mô lớn đã được thực hiện để xác định những loại thuốc an toàn đối với bà bầu và thai nhi. Theo CDC, có gần 10% số thuốc được chấp thuận tại Mỹ (từ năm 1980) được chứng minh là có thể gây dị tật bẩm sinh. Vì lý do này, bà bầu thường được khuyến cáo nên điều chỉnh chế độ ăn, lối sống và tăng cường thể lực để làm giảm bệnh tật. phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai có thể tham khảo các loại thuốc/thực phẩm chức năng sau:

1. Acid folic

TS.BS Spencer Richlin – chuyên gia sinh sản tại Reproductive Medicine Associates (Connecticut, Mỹ) kêu gọi tất cả phụ nữ mang thai nên bổ sung acid folic, mỗi ngày 800 microgram để phòng ngừa dị tật thai nhi.

Ngoài ra, nếu bà bầu muốn dùng loại thực phẩm chức năng khác, kể cả vitamin, cũng phải có sự đồng ý của bác sỹ.

2. Thuốc không kê đơn (OTC)

Nếu là người có thói quen chạy ngay đi mua thuốc mỗi khi bị nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, chị em nên bỏ ngay và thay vào đó, nên hỏi bác sỹ trước khi uống bất kỳ loại thuốc/thực phẩm chức năng nào.

“Acetaminophen được đánh giá là thuốc giảm đau an toàn nhất đối với phụ nữ mang thai”, TS. Richlin cho biết, “nếu gặp cơn đau mà acetaminophen không xử lý được, bạn nên yêu cầu bác sỹ kê loại thuốc giảm đau mạnh hơn”.

Trong hơn 9 tháng mang nặng, chị em cũng thường xuyên bị ợ nóng và táo bón. Có thể khắc phục chứng ợ nóng bằng cách ăn ít chất béo, nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Ngoài ra, nhai kẹo cao su không đường hoặc uống thuốc kháng acid như Tums và Mylanta cũng giúp giảm ợ nóng một cách an toàn. Đối với chứng táo bón, các thuốc nhuận tràng thẩm thấu như MiraLAX và Dulcolax tương đối an toàn cho bà bầu.

Khi bà bầu bị cảm lạnh, cảm cúm, tốt nhất không nên uống thuốc, thay vào đó chăm chỉ súc miệng, làm sạch mũi họng và tăng cường sức khỏe. Chỉ uống thuốc khi được sự đồng ý của bác sỹ.

Tuyệt đối tránh: Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) gồm aspirin, ibuprofen (Motrin, Advil) và naproxen (Aleve) không nên dùng trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ. NSAIDs có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và các biến chứng sản khoa.

3. Thuốc không kê đơn

Nhiều phụ nữ phải uống thuốc thường xuyên (do mắc bệnh mạn tính) nghĩ rằng khi mang thai phải ngừng sử dụng hết các loại thuốc đó. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy, đôi khi tiếp tục uống thuốc mới là sự lựa chọn tốt nhất cho cả mẹ và bé. Nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi đưa ra các quyết định liên quan đến thuốc men, có thể bác sỹ sẽ chỉ định bạn chuyển sang sử dụng loại thuốc khác.

“Chẳng hạn, một phụ nữ bị tăng huyết áp thường phải sử dụng chất ức chế ACE, tuy nhiên, khi mang thai, cô ấy nên chuyển sang dùng thuốc chẹn Beta”, TS. Richlin cho biết.

Đối với những người thường xuyên phải dùng thuốc an thần (chống trầm cảm, lo âu), nếu ngừng thuốc có thể dẫn đến những thói quen khác, chẳng hạn như lười ăn hoặc sử dụng chất gây nghiện. Những thói quen này thậm chí còn tác động xấu đến em bé hơn là uống thuốc, theo Đại học Sản phụ khoa Mỹ.

Nói tóm lại, phụ nữ nên chuẩn bị kỹ càng về sức khỏe thể chất và tinh thần trước cũng như trong quá trình mang thai, không tự ý dùng thuốc/thực phẩm chức năng để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Kim Chi H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng