Lễ hội Halloween: Giải mã bí ẩn ma cà rồng
Đối thoại với Thượng đế: Đau khổ là gì?
“Hội chứng COVID-19 kéo dài” ở phụ nữ gấp đôi so với nam giới
Một vài hiểu lầm thường gặp về bệnh cúm ở trẻ nhỏ
Thượng đế nói như thế nào, và nói với ai? Khi tôi hỏi như thế, đây là câu trả lời tôi nhận được.
Ta nói với hết mọi người. Vào mọi lúc. Vấn đề là không phải ta nói chuyện với ai, mà là có ai lắng nghe tiếng ta nói không?
Trước hết, hãy đổi từ nói bằng từ truyền đạt. Từ ngữ này tốt hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn. Khi chúng ta tìm cách nói với nhau - Ta với ngươi, ngươi với ta, chúng ta ngay lập tức bị ràng buộc bởi giới hạn chật chội của lời nói. Vì lý do này, ta không chỉ truyền đạt bằng lời nói mà thôi. Thực sự là ta ít khi làm như thế. Hình thức truyền đạt mà ta thường sử dụng nhất là qua cảm giác.
Cảm giác là ngôn ngữ của tâm hồn.
Nếu ngươi muốn biết cái gì là đúng với ngươi về một điều gì đó, hãy xem ngươi cảm thấy thế nào về nó.
Cảm giác đôi khi khó nhận ra - và thường thì thừa nhận chúng còn khó hơn. Nhưng ẩn trong những cảm giác sâu kín nhất của ngươi là sự thật cao nhất của ngươi đấy.
Quan trọng là làm sao tiếp cận được cảm giác ấy. Ta sẽ chỉ cách cho ngươi. Nếu ngươi muốn.
Tôi nói với Người là tôi muốn. Thế là ngài trả lời cho tôi đầy đủ hơn về câu hỏi đầu tiên.
Ta cũng truyền đạt qua ý nghĩ nữa. Ý nghĩ và cảm giác không giống nhau, mặc dù chúng có thể xảy đến đồng thời. Khi truyền đạt qua ý nghĩ, ta thường sử dụng hình ảnh. Vì lý do này, ý nghĩ cũng là công cụ truyền đạt hữu hiệu hơn lời nói.
Ngoài cảm giác và ý nghĩ ra, ta cũng còn dùng kinh nghiệm như một sứ giả truyền tin quan trọng.
Cuối cùng, khi cảm giác, ý nghĩ và kinh nghiệm đều thất bại, ta mới sử dụng lời nói. Lời nói thật ra là phương tiện truyền đạt kém hiệu quả nhất. Chúng thường bị giải thích sai và hầu hết thường bị hiểu lầm.
Tại sao ư? Vì chính bản thân của lời nói. Lời nói chỉ là những cái thốt ra: là những âm thanh đại diện cho cảm giác, ý nghĩ và kinh nghiệm. Chúng là những biểu tượng. Dấu chỉ. Tín hiệu. Chúng không phải là chân lý. Chúng không phải là những điều có thật.
Lời nói có thể giúp người hiểu được một điều gì đó. Kinh nghiệm giúp ngươi biết được nó. Nhưng có những điều ngươi không thể kinh nghiệm được. Vì thế nên ta đã cho ngươi những cách khác để nhận biết. Chúng gọi là cảm giác. Và cả ý nghĩ cũng vậy.
Thật vậy, các ngươi quá xem nhẹ giá trị của kinh nghiệm, đến độ khi kinh nghiệm của các ngươi về Thượng đế khác với những gì đã nghe về Thượng đế, lập tức các ngươi dẹp bỏ kinh nghiệm qua một bên và bám lấy lời nói, trong khi lẽ ra phải ngược lại mới đúng.
Kinh nghiệm và cảm giác của ngươi về một sự việc cho biết điều ngươi biết được qua thực tế và trực giác về điều đó. Lời nói chỉ tìm cách biểu tượng hóa điều ngươi biết và thường có thể làm rối tung lên điều ngươi biết.
Vậy, trên đây là những công cụ ta dùng để truyền đạt, nhưng chúng không phải là các phương pháp. Vì không phải mọi cảm giác, mọi ý nghĩ, không phải mọi kinh nghiệm, mọi lời nói đều đến từ ta đâu.
Có nhiều lời nói được nói ra từ những người khác, nhân danh ta. Nhiều ý nghĩ và cảm giác được nâng đỡ bởi những nguyên nhân không phải là sáng tạo trực tiếp của ta. Nhiều kinh nghiệm cũng xuất phát từ đó.
Vấn đề thách đố ở đây là nhận định. Cái khó khăn là biết được sự khác nhau giữa các thông điệp đến từ Thượng đế và các dữ liệu từ các nguồn khác. Biện phân sẽ trở nên đơn giản khi áp dụng một quy tắc đơn giản: Ý nghĩ cao nhất, lời nói rõ ràng nhất, cảm giác lớn lao nhất của ngươi đều thuộc về ta. Mọi thứ kém hơn đều đến từ một nguồn khác.
Vậy là công việc biện phân đã trở nên đơn giả hơn rồi. Vì ngay cả với những học sinh tiểu học, việc xác định cái gì gọi là cao nhất, rõ nhất và lớn nhất cũng không phải là việc gì đó quá khó khăn.
Nhưng ta sẽ cho ngươi những hướng dẫn sau đây nữa:
Khi đã dựa vào những hướng dẫn trên đây để xác định những thông điệp nào là của ta và thông điệp nào đến từ một nguồn khác rồi, vấn đề duy nhất còn lại là: Các thông điệp của ta có được lưu ý tới hay không.
Hầu hết là không. Một số là vì chúng có vẻ tốt đẹp quá đến độ khó có thể là sự thật. Những thông điệp khác là vì xem ra quá khó khăn, không thể làm theo được. Nhiều thông điệp khác, đơn giản là chúng bị hiểu sai. Nhưng nhiều nhất là bơi vì chúng không được đón nhận.
Sứ giả mạnh mẽ nhất của ta là kinh nghiệm. Nhưng ngay cả kinh nghiệm cũng bị các ngươi bỏ qua. Các ngươi đặc biệt bỏ qua thông điệp này.
Thế giới của ngươi sẽ không như tình trạng hiện giờ, chỉ cần các ngươi lắng nghe kinh nghiệm của mình. Hậu quả của việc không lắng nghe kinh nghiệm của mình là các ngươi cứ phải nhắc đi nhắc lại kinh nghiệm ấy nhiều lần nữa. Vì mục đích của ta sẽ không bị bóp nghẹt, ý muốn của ta sẽ không bị lãng quên. Các ngươi sẽ bắt được thông điệp. Chỉ sớm hay muộn mà thôi.
Tuy nhiên, ta sẽ không ép buộc các ngươi. Ta cũng chẳng bao giờ thôi thúc các ngươi. Vì ta đã ban cho các ngươi một ý chí tự do - là khả năng làm điều mình chọn - và ta sẽ không bao giờ rút lại điều ấy từ nơi các người. Không bao giờ.
Và vì vậy, ta sẽ tiếp tục gửi đến ngươi cùng một thông điệp, gửi đi gửi lại, qua nhiều thiên kỷ và đến mọi chân trời góc biển mà ngươi đang ở. Ta sẽ không ngừng gửi đến ngươi các thông điệp của ta, cho đến khi ngươi nhận được và giữ lấy chúng, và gọi chúng là của mình.
Các thông điệp của ta sẽ đến với ngươi dưới hàng ngàn hình thức, vào hàng ngàn thời điểm khác nhau, ngang qua cả trăm triệu năm. Ngươi không thể nào bỏ sót nếu ngươi thực sự lắng nghe. Ngươi không thể nào tảng lờ chúng một khi đã thực sự nghe được. Như vậy, sự giao tiếp giữa chúng ta sẽ bắt đầu thật mạnh vẽ. Vì trước đây, ngươi chỉ nói ta, cầu xin cùng ta, khẩn nài ta. Nhưng bây giờ, ta có thể nói lại với ngươi, thậm chí như ta đang làm.
Trích: Đối thoại với Thượng đế - Neale Donald Walsch
Bình luận của bạn