WHO: Sức khỏe phải là cốt lõi trong đàm phán về biến đổi khí hậu

Hội nghị lần thứ 27 của các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra tại Ai Cập

WHO kêu gọi các nước "hành động" vì sức khỏe đô thị

WHO: Nấm gây bệnh đang trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe con người

WHO cảnh báo làn sóng COVID-19 mới bùng phát ở châu Âu

WHO điều tra 4 loại thuốc siro ho của Ấn Độ nghi làm 66 trẻ em tử vong

Đây là thông điệp được đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra tại Ai Cập. Ông Kluge kêu gọi những nước tham dự COP27 hành động nhanh chóng hơn và cụ thể hơn trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo ông, để tránh bị phơi nhiễm và tổn thương trước các đợt nắng nóng, cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan khác, các nước cần triển khai gấp các biện pháp thích nghi và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, để có thể ứng phó với biến đổi khí hậu và cải thiện sức khỏe của người dân, của xã hội và của hành tinh này.

Ông cho biết, WHO dự định sử dụng quyền “tập thể của các nước thành viên WTO để đưa vấn đề y tế vào bất kỳ kế hoạch nào ứng phó với biến đổi khí hậu”. Điều cần làm hiện nay là ngăn không để cuộc khủng hoảng khí hậu tiến triển thành thảm họa khí hậu không thể đảo ngược tại khu vực châu Âu nói riêng và trên cả Trái Đất nói chung.

COP27 là hội nghị thượng đỉnh về khí hậu có số lượng người tham gia đông đảo nhất từ trước đến nay

COP27 là hội nghị thượng đỉnh về khí hậu có số lượng người tham gia đông đảo nhất từ trước đến nay

Theo WHO, sức khỏe nhân loại phụ thuộc vào sức khỏe của hệ sinh thái bao quanh chúng ta. Và hiện tại, hệ sinh thái đang chịu đe dọa từ nạn phá rừng, hoạt động nông nghiệp và tốc độ đô thị hóa chóng mặt. Con người xâm lấn vào môi trường sống của động vật hoang dã làm tăng nguy cơ các virus trên động vật lây lan sang người. Ước tính trong 2 thập kỷ tới (2030-2050), biến đổi khí hậu sẽ gây thiệt hại 250.000 mạng người mỗi năm do suy dinh dưỡng, dịch sốt rét, tả và sốc nhiệt.

Ngày 7/11, tại Hội nghị COP27, các nhà lãnh đạo từ gần 50 quốc gia và tổ chức quốc tế đã ra mắt Liên minh Quốc tế ứng phó với hạn hán. Liên minh quốc tế ứng phó với hạn hán được thành lập theo đề xuất của Senegal và Tây Ban Nha. Đây được xem là một trong những giải pháp cụ thể của Liên Hợp Quốc nhằm giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu.

COP27 cũng là lần đầu tiên cuộc tranh luận về bồi thường "mất mát và thiệt hại" do biến đổi khí hậu đã được đưa vào chương trình nghị sự chính thức, nhờ nỗ lực của nước chủ nhà COP27 và Pakistan - nước dẫn đầu một nhóm 77 quốc gia đang phát triển. "Bồi thường khí hậu" chỉ việc các quốc gia giàu có, phát thải nhiều có trách nhiệm bồi thường cho các quốc gia đang phát triển, phát thải ít nhưng chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu do vị trí địa lý.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sức khỏe môi trường