“Hội chứng COVID-19 kéo dài” ở phụ nữ gấp đôi so với nam giới

Tình trạng COVID-19 kéo dài

WHO cảnh báo làn sóng COVID-19 mới bùng phát ở châu Âu

Cuộc chiến chống COVID-19 & NQ 128: “Cú quay xe” ngoạn mục

68% F0 gặp triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài từ 2 - 5 tháng

Rối loạn tâm lý hậu COVID-19

Nghiên cứu được thực hiện bởi hàng chục nhà nghiên cứu ở hầu hết các châu lục. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 54 nghiên cứu và 2 cơ sở dữ liệu bao gồm hơn 1 triệu bệnh nhân (từ 4 đến 66 tuổi) ở 22 quốc gia bị mắc COVID-19 có triệu chứng vào năm 2020 và 2021.

Họ đã xem xét 3 nhóm triệu chứng COVID-19 kéo dài xuất hiện ở bệnh nhân, bao gồm: mệt mỏi dai dẳng với đau nhức cơ thể hoặc thay đổi tâm trạng, các vấn đề về hô hấp và các vấn đề về nhận thức.

COVID-19 kéo dài thường gặp hơn ở phụ nữ.

COVID-19 kéo dài thường gặp hơn ở phụ nữ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Nhìn chung, 6,2% số đối tượng nghiên cứu bị một trong 3 nhóm triệu chứng COVID-19 kéo dài, cụ thể 3,7% đang bị các vấn đề về hô hấp, 3,2% bị mệt mỏi dai dẳng và đau nhức cơ thể hoặc thay đổi tâm trạng và 2,2% bị các vấn đề về nhận thức. Trong số những người bị tình trạng COVID-19 kéo dài, 38% số người có trên 1 nhóm triệu chứng.

- Tại thời điểm 3 tháng sau khi mắc COVID-19, tỷ lệ có các triệu chứng COVID-19 kéo dài ở phụ nữ ≥ 20 tuổi cao gần gấp đôi so với ở nam giới ≥ 20 tuổi (tương ứng là 10,6% và 5,4%).

- Trẻ em và thanh thiếu niên dường như có nguy cơ bị COVID-19 kéo dài thấp hơn. Khoảng 2,8% bệnh nhân < 20 tuổi mắc COVID-19 có triệu chứng sau đó dẫn đến các vấn đề rối loạn lâu dài.

- Thời gian ước tính trung bình các triệu chứng COVID-19 kéo dài là 9 tháng ở những bệnh nhân nhập viện và 4 tháng ở những người không nhập viện. Khoảng 15% những người có các triệu chứng COVID-19 kéo dài 3 tháng sau lần mắc COVID-19 đầu tiên tiếp tục có các triệu chứng sau 12 tháng.

 

- Khoảng 6% những người mắc COVID-19 có triệu chứng bị tình trạng COVID-19 kéo dài vào năm 2020 và 2021. Nguy cơ mắc COVID-19 kéo dài dường như cao hơn ở những người phải nhập viện, đặc biệt là những bệnh nhân cần hồi sức tích cực.

Theo các nhà khoa học, nghiên cứu mới cũng có những hạn chế, bao gồm giả định rằng COVID-19 kéo dài diễn ra theo một quá trình tương tự nhau ở tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, các nghiên cứu bổ sung có thể sẽ cho thấy các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của COVID-19 kéo dài thay đổi khác nhau giữa các quốc gia và châu lục.

Theo các chuyên gia, các nghiên cứu đang thực hiện với số lượng lớn người bị COVID-19 kéo dài có thể giúp các nhà khoa học và các nhà chức trách y tế hiểu rõ hơn về các yếu tố nguy cơ và cách điều trị tình trạng suy nhược sau mắc COVID-19.

"Việc xác định số trường hợp bị COVID-19 kéo dài có thể giúp các nhà hoạch định chính sách đảm bảo sự tiếp cận đầy đủ các dịch vụ để hướng dẫn bệnh nhân phục hồi, trở lại làm việc hoặc trở lại học tập bình thường, giúp phục hồi sức khỏe tâm thần và đời sống xã hội của bệnh nhân" – các chuyên gia nhấn mạnh.

 

Thuật ngữ "hội chứng COVID-19 kéo dài" thường được dùng để miêu tả các triệu chứng vẫn còn kéo dài hoặc thậm chí nặng lên sau khi người nhiễm virus đã khỏi bệnh.

Các nhà khoa học đã nêu ra một số lý do để giải thích cho vấn đề này. Một trong số đó là bệnh tự miễn, khiến hệ thống miễn dịch tự tấn công cơ thể và các cơ quan. Một lý giải khác là do virus SARS-CoV-2 đã tấn công các tế bào và mạch máu khi lây lan trong cơ thể và để lại những tổn thương sau đó. Virus này có thể tấn công các cơ quan như phổi, tim, thận và gây viêm nhiễm.

Việt An (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn