Phát hiện tác động mới của COVID-19 lên não người

COVID-19 có thể gây viêm não người tương tự như bệnh Parkinson - Ảnh

Quốc gia cuối cùng ở Châu Âu dỡ bỏ hoàn toàn các quy định phòng dịch

“Hội chứng COVID-19 kéo dài” ở phụ nữ gấp đôi so với nam giới

COVID-19 làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi

Đây có thể là “chìa khóa” để chẩn đoán bệnh Parkinson từ giai đoạn sớm

Bằng cách sử dụng máu của người hiến tặng, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Queensland (Australia) đã nuôi cấy microglia (một loại tế bào thần kinh đệm trong hệ thần kinh trung ương) trong phòng thí nghiệm và sau đó cho lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Kết quả, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy các tế bào viêm tấy, kích hoạt phản ứng viêm nhiễm theo cùng cách thức mà các protein kích hoạt bệnh Parkinson và Alzheimer.

Trent Woodruff, đồng tác giả và là giáo sư dược học của Đại học Queensland (Australia) cho biết: “Chúng tôi đã nghiên cứu tác động của virus lên các tế bào miễn dịch của não, "microglia", là những tế bào quan trọng liên quan đến sự tiến triển của các bệnh não như Parkinson và Alzheimer".

Theo Giáo sư Woodruff, phát hiện trên cho thấy nếu một người đã có chiều hướng mắc bệnh Parkinson, việc mắc COVID-19 có thể giống như "thêm dầu vào lửa."

"Điều tương tự cũng xảy ra với khuynh hướng mắc bệnh Alzheimer và các chứng sa sút trí tuệ khác có liên quan đến bệnh viêm nhiễm.” - Giáo sư Woodruff cho biết thêm.

Đồng quan điểm, tiến sỹ Albornoz Balmaceda cho biết: "Điều này có thể giải thích tại sao một số người đã bị COVID-19 dễ bị phát triển các triệu chứng thần kinh tương tự như bệnh Parkinson. Nó sẽ như "kẻ giết người thầm lặng" bởi vì bạn sẽ không thấy bất kỳ triệu chứng bên ngoài nào trong nhiều năm".

CENTRAL covid brain Adobe 620W

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy virus Sars-CoV-2 ảnh hưởng tới tế bào thần kinh

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature's Molecular Psychiatry, protein đột biến của virus gây bệnh COVID-19 đủ để tạo ra và kích hoạt quá trình viêm nhiễm, có thể bắt đầu một quá trình tiêu diệt tế bào thần kinh liên tục và kéo dài.

Giáo sư Woodruff cho biết, ông cùng các cộng sự đang tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về những biến thể khác nhau của protein đột biến trên microglia vì cho rằng "một số biến thể xuất hiện mới hơn có thể gây phản ứng mạnh hơn."

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng theo đuổi đánh giá những tác động lâu dài của việc mắc COVID-19 đối với não bộ của người. Theo đó, họ sẽ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trên chuột, để chúng phục hồi, sau đó theo dõi các biểu hiện vận động và nhận thức của chúng khi về già. Hoặc, nhóm nghiên cứu có thể gây bệnh Parkinson ở chuột thí nghiệm để theo dõi xem bệnh này có nghiêm trọng hơn hay không sau khi chúng mắc COVID-19 và đã phục hồi.

Trước đó tại Đại hội của Học viện Thần kinh Châu Âu (EAN) 2022, các phát hiện được trình bày tại Đại hội cũng cho thấy COVID-19 có thể tăng gấp 3 nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

Alzheimer là bệnh gây ra tình trạng mất trí nhớ, mất các chức năng nhận thức, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và làm việc của người bệnh. Tuy nhiên, đây không phải là sự lão hóa bình thường nên không nên nhầm lẫn Alzheimer với hiện tượng suy giảm trí nhớ thông thường ở người già.

Parkinson là một bệnh thoái hóa mạn tính và tiến triển của hệ thần kinh trung ương, liên quan đến của các tế bào thần kinh quan trọng trong não. Các dấu hiệu vận động chính của bệnh Parkinson bao gồm run, chậm chạp, cứng khớp và bất ổn tư thế. Bệnh Parkinson thường diễn ra ở độ tuổi trung bình từ 60 tuổi trở lên. Song cũng có một số người mắc bệnh được chẩn đoán trước 50 tuổi.

 
Hiệp Nguyễn (Theo Globaltimes/UQ)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn