Thương hiệu bệnh viện Việt Nam tại Đông Nam Á

Bệnh nhân người Cambodia chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Sẽ chấm dứt được 70% tình trạng "cò bệnh viện"

Nhiều bệnh viện vi phạm quy định xử lý chất thải y tế

Giám đốc bệnh viện bán thuốc "chui"

37,5% bệnh viện vệ tinh đã có tỷ lệ chuyển tuyến giảm

Vài năm trước, chúng tôi cùng đoàn nhà báo Việt Nam tham dự hội thảo về truyền thông vùng sông Mê Kông tại Thái Lan. Khi đề cập đến dự án xây dựng Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy Phnôm Pênh tại Cambodia c với các đồng nghiệp xứ chùa tháp, chúng tôi nhận được ngay những phản hồi tích cực. Lach Chantha – Biên tập viên đài phát thanh truyền hình Bayon (Phnôm Pênh) – không giấu niềm phấn khích cho biết: “Nơi đầu tiên lóe lên trong suy nghĩ của bất cứ người Cambodia c nào khi bị bệnh đó chính là Việt Nam, là Chợ Rẫy”.

Sang Việt Nam chữa bệnh: Chọn lựa số 1!

Hẳn chúng ta còn nhớ sự kiện sáng 24/2/2007, cô ca sĩ nổi tiếng Cambodia - Po Ev Pannha Pich được chuyển tới BV Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch. Cô bị bắn vào bụng và cổ làm vỡ xương sống D2, liệt 2 chân, yếu 2 tay, mất cảm giác từ ngực trở xuống, bị suy hô hấp và phải thở bằng máy… Các bác sỹ(BS) BV Chợ Rẫy đã mổ lấy 2 viên đạn cứu sống Po Ev Pannha Pich.

Theo số liệu thống kê của Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Chợ Rẫy, trung bình mỗi năm, có khoảng 2.000 bệnh nhân (BN) nước ngoài đến khám và điều trị tại BV, trong đó, người Campuchia chiếm tỷ lệ hơn 55%. Từ 2003, số BN Campuchia cứ đều đặn tăng gấp đôi hằng năm. Con số thực tế chắc chắn còn cao hơn rất nhiều vì có những người khai bằng tên Việt Nam hoặc là Việt kiều…

BN Cambodia tìm sang Việt Nam từ nhiều nguồn và bằng nhiều hình thức khác nhau. Tính riêng tại cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), số BN đi tự túc khoảng 300 người/tuần. Xung quanh các BV lớn ở TPHCM hiện hình thành các dịch vụ, đường dây dẫn người Cambodia qua khám chữa bệnh theo “đoàn”. Tìm hiểu từ các tay “cò”, chúng tôi được biết dịch vụ khám chữa bệnh Cambodia - Việt Nam bao gồm xe đưa đón, ăn uống, khách sạn, thông dịch với chi phí trọn gói cho 1 chuyến đi 2 ngày 1 đêm khoảng 300 USD/người (chưa kể tiền khám, xét nghiệm, thuốc men…). Một số BV tư nhân cũng đã tự tổ chức dịch vụ bao ăn ở cho thân nhân và BN ngoại trú.

“Bệnh viện tình thương”

Chúng tôi gặp Ung Kunvibol (42 tuổi) tại Khoa Quốc tế BV Chợ Rẫy, anh cho biết mình là một kế toán đang làm việc cho các công ty nước ngoài ở Phnôm Pênh và đã nằm điều trị tại BV gần 1 tháng. Anh cùng hai người thân nữa sẽ phải ở lại Việt Nam thêm 3 tháng để tiếp tục theo dõi và điều trị dứt điểm căn bệnh bướu cổ của mình. Khi được hỏi tại sao chọn sang Việt Nam chữa bệnh, anh nói ngay: “Chất lượng và dịch vụ tốt hơn và rẻ hơn Cambodia. Các BS tại Chợ Rẫy cũng thân thiện và chuyên môn cao hơn hẳn!” Ung Kunvibol cũng cho biết giá điều trị tại Việt Nam rẻ hơn đến phân nửa so với Cambodia và Thái Lan. Anh cũng hy vọng: “BV Chợ Rẫy nên tổ chức lấy dịch vụ đưa đón, hướng dẫn của mình để BN Cambodia cảm thấy an toàn, bảo mật và thân thiện hơn nữa”.

Trả lời vấn đề chúng tôi đặt ra có thể mang thương hiệu Chợ Rẫy ra tầm khu vực hay không? BS Nguyễn Trường Sơn - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - cho rằng, trước tiên cần quyết tâm xây dựng một đội ngũ giỏi chuyên môn, hết sức quan tâm đến người bệnh. Các nhân tố đó sẽ là hạt nhân để xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy luôn là gắn liền với danh hiệu “bệnh viện tình thương”, “bệnh viện xuất sắc toàn diện” và không ngừng phát triển lên ngang tầm khu vực.

Ngoài ra, bệnh viện tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học phục vụ các định hướng chuyên sâu như ghép tạng, can thiệp tim mạch, thần kinh… Chuẩn bị tiến tới thành lập Trung tâm thử nghiệm lâm sàng.

Bác sỹ Sơn cũng cho biết, sắp tới sẽ hướng đến mở rộng phạm vi hợp tác quốc tế, tăng cường quan hệ với các bệnh viện lớn, các trường đại học, các tổ chức chuyên ngành trong khu vực và thế giới. Đặc biệt, có liên kết xây dựng quan hệ cung ứng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng đa dạng của người dân trong nước và nước ngoài.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý