Một điểm tập kết rêu ở Bắc Hà, Lào Cai - Ảnh: Khắc Lâm
Hải sâm - dược liệu quý cho bệnh ung thư
Chè dây - dược liệu quý trong điều trị bệnh dạ dày
Thu giữ thuốc đông y và dụng cụ y tế không nguồn gốc
Phát hiện hàng chục nghiên cứu giả mạo của học giả Trung Quốc
Theo tìm hiểu, từ lâu rêu đá được xem là đặc sản của núi rừng Tây Bắc bên cạnh thịt trâu gác bếp, măng rừng.
Chị Lữ Thị Phong - 29 tuổi, người dân tộc Thái ở Mộc Châu, Sơn La, cho biết rêu suối hay rêu đá đều là món ăn thông dụng của đồng bào dân tộc nơi đây. Rêu có thể chế biến thành các món ăn: Rêu nướng, nộm rêu, canh rêu, rêu xào...
Đối với người dân tộc nơi chị sống, rêu được xem là thực phẩm ngon lành, rẻ vì không phải mất tiền mua.
Cũng có người sử dụng rêu để làm thực phẩm bồi bổ hay chữa các bệnh mụn nhọt, giải nhiệt hay thanh lọc... nhưng đây là những cách dùng dân gian không có kiểm chứng, đánh giá khoa học.
Lương y Vũ Quốc Trung
Chị Phong kể vào mùa mưa nhiều tầm tháng 7, tháng 8 hàng năm là mùa rêu suối phát triển mạnh, người dân thường lấy từng tảng rêu dưới suối về rửa sạch, chế biến cùng với một số lá rừng, gia vị để ăn. Thơm ngon nhất là món rêu nướng.
Rêu được lấy về sơ chế hết bẩn, được tẩm ướp gia vị thông thường như gừng, sả, hành... bọc trong lá sen, lá bưởi, sau đó được vùi trong than, tro... thêm sự thơm ngon, người dân thường nướng kèm với các loại thịt gà, thịt lợn...
Cũng theo chị Phong, đồng bào dân tộc nơi chị sống có thói quen chế biến rêu tươi, không sử dụng rêu khô. Ngoài việc sử dụng rêu như một thực phẩm ngon, đồng bào nơi đây chưa từng lưu truyền bài thuốc hay cách chữa bệnh nào từ rêu.
Lương y Vũ Quốc Trung (Đống Đa, Hà Nội) cho biết từ trước tới nay rêu không được xem là dược liệu chữa bệnh, cũng không có tài liệu Đông y nào nói đến công dụng của rêu với sức khỏe.
Trên thực tế cũng có người sử dụng rêu để làm thực phẩm bồi bổ hay chữa các bệnh mụn nhọt, giải nhiệt hay thanh lọc... nhưng đây là những cách dùng dân gian không có kiểm chứng, đánh giá khoa học.
Theo ông Trung, bản chất rêu là loại tảo, giống như các loại tảo biển, rong biển khác có thể chứa các chất vi lượng giúp bổ sung vi chất cho cơ thể, tuy nhiên mỗi loại rêu mọc ở loại đá khác nhau lại có hàm lượng vi chất khác nhau.
Ông Trung khuyến cáo rêu là đặc sản ở vùng Tây Bắc, không phải thực phẩm phổ biến nên người sử dụng cần cẩn trọng, đặc biệt người có cơ địa dị ứng không nên sử dụng vì có thể bị tiêu chảy, dị ứng sau khi ăn...
Theo ông Nguyễn Nhị Điền - Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, về lý thuyết rêu, rong biển hay lá thông... được xem là vật chỉ thị sinh học đo sự hấp thụ phóng xạ trong môi trường, so sánh sự thay đổi mức độ phóng xạ tại khu vực trước và sau khi có hoạt động phóng xạ xảy ra.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay chỉ sử dụng lá thông, rong biển vào mục đích trên, còn một số nước như Nga đã sử dụng rêu rất hiệu quả.
Ông Điền cho biết không thể khẳng định phía Trung Quốc thu mua rêu đá vào mục đích trên hay không, nhưng thông thường việc lấy mẫu đo mức độ phóng xạ thường với số lượng ít ở từng khu vực nhỏ khác nhau, không có tính chất lấy nhiều, ồ ạt.
Bình luận của bạn