TP.HCM tiếp tục giãn cách để chống dịch COVID-19 chứ không phải là đóng cửa thành phố

Đây được coi là biện pháp tăng cường, thắt chặt giãn cách xã hội để kiềm chế dịch COVID-19

Đà Nẵng xét nghiệm SARS-CoV-2 cho tất cả người vào thành phố

Đảm bảo vệ sinh nhà ở trong mùa dịch

Thai phụ và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 xử trí thế nào?

Bắc Giang ghi nhận ca COVID-19 mới sau hơn 1 tháng “sạch dịch”

Theo đó, tính tới trưa ngày 20/8, TP. HCM đã ghi nhận 164.342 ca nhiễm trong đợt bùng phát dịch thứ tư từ cuối tháng 5 tới nay. Thành phố đã triển khai nhiều biện pháp giãn cách xã hội với các cấp độ thắt chặt tăng dần, từ Chỉ thị 15 tới Chỉ thị 16 và 16 tăng cường. Tuy nhiên, lượng người ra đường thời gian gần đây vẫn đông, số ca nhiễm trong cộng đồng chiếm tỷ lệ rất cao.

Theo ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP. HCM, trong thời gian tới, thành phố tiếp tục thực hiện Nghị quyết 86 và giãn cách xã hội. Tuy nhiên, để tập trung, đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch trong thời gian thành phố thực hiện các văn bản, chỉ thị của trung ương, TP. HCM đưa ra 5 giải pháp sau, bắt đầu thực hiện từ ngày 23/8:

1. Người dân thành phố bảo đảm việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội, “ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố - ấp cách ly khu phố - ấp, phường - xã - thị trấn cách ly phường - xã - thị trấn.

2. Tập trung chăm lo, điều trị người có triệu chứng, chuyển nặng, hạn chế tỷ lệ tử vong.

3. Tiếp tục tiến hành lấy mẫu xét nghiệm người dân ở những khu vực “vùng đỏ” trên bản đồ COVID-19 TP. HCM.

4. Tăng cường đẩy mạnh việc tiêm vaccine cho người dân.

5. Thành phố bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu, tiếp tục chăm lo đầy đủ, hỗ trợ nhanh chóng đến người dân có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế tại địa bàn dân cư. Đề nghị người dân bình tĩnh, yên tâm thực hiện “5K + vaccine + thuốc uống”, không tập trung mua gom hàng hoá, thực phẩm. Thành phố đã chuẩn bị các phương án bảo đảm cung ứng hàng hóa trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nêu trên.

Theo ông Phạm Đức Hải, 5 giải pháp trên là bước nâng cao có sự tập trung hơn, đẩy mạnh hơn để đạt yêu cầu đến ngày 15/9 TP. HCM phải kiểm soát và ngăn ngừa được dịch.

Chi tiết về việc thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo 5 giải pháp trên, ví dụ như lực lượng nào được lưu thông; Việc tổ chức cung ứng, vận chuyển, tiếp tế lương thực, thực phẩm tới các hộ dân cư thực hiện ra sao; Các trạm y tế lưu động hoạt động như thế nào để tập trung chăm lo cho F0 cũng như điều trị, xét nghiệm mở rộng… sẽ được các sở, ngành hoàn thiện sớm nhất và thông tin đầy đủ trước ngày 23/8.

Ngày 19/8 vừa qua, trên các mạng xã hội cũng lan truyền thông tin TP. HCM sắp thực hiện biện pháp mạnh để chống dịch, trong đó có "đóng cửa, lockdown thành phố". Phát biểu tại họp báo sáng 20/8, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. HCM khẳng định "không có chuyện lockdown, đóng cửa TP. HCM như lời đồn mà thành phố tiếp tục siết chặt các biện pháp kiểm soát", tiến tới kiểm soát dịch đến ngày 15/9 như Nghị quyết 86 của Chính phủ.

Được biết, cũng trong ngày 20/8, Chính phủ đã chính thức ký cấp xuất hơn 130.000 tấn gạo hỗ trợ cho 8,6 triệu người có nguy cơ thiếu đói tại 24 tỉnh, thành. TP. HCM được cấp phát nhiều nhất - 71.000 tấn. Mới đây, Hà Nội cũng đã hỗ trợ 5.000 tấn gạo cho TP. HCM.

Hy vọng số gạo hỗ trợ sớm tới được với người dân, để người dân có thể yên tâm “ai ở đâu ở yên đó”, cùng chống dịch!

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội