Nhìn lại bài học “đánh bại” dịch bệnh COVID-19 của Australia

Những biện pháp nhanh chóng và quyết liệt giúp Australia bắt kịp diễn biến và kiểm soát được dịch bệnh - Ảnh: AFP

Australia tuyên bố đột phá mới trong việc kiềm chế sự lây lan của virus nCoV

Cả nước cùng sát cánh với TP.HCM trong đợt chống dịch cam go nhất!

Bộ Y tế điều động 25 chuyên gia đầu ngành giúp TP.HCM chống dịch COVID-19

Thủ tướng ra Công điện về việc đẩy mạnh phòng chống dịch COVID-19

Vào tháng 6/2020, khi thế giới bước vào làn sóng COVID-19 mới với quy mô và tốc độ lây lan chưa từng có, Australia cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Melbourne trở thành ổ dịch lớn nhất cả nước. Chính quyền bang Victoria đã nhanh chóng ban bố “tình trạng thảm họa” sau khi số ca lây nhiễm trong cộng đồng tại Melbourne gia tăng bất kể áp dụng lệnh phong tỏa từ đầu tháng 7. Thành phố lớn thứ 2 Australia chịu “lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất thế giới”. Nhờ những phản ứng nhanh chóng, "bắt đúng bệnh" của nhà chức trách Australia cùng với sự phối hợp thực hiện của người dân, sau 111 ngày, lệnh phong tỏa được dỡ bỏ khi số ca mắc trung bình hàng ngày giảm xuống dưới 5.

Thành công của Australia càng được chứng minh khi từ tháng 12/2020, Australia hầu như "vắng bóng" COVID-19 nhờ phản ứng thần tốc với các ổ dịch nhỏ. Họ được thế giới ca ngợi như một hình mẫu thành công trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19.

Phản ứng nhanh chóng và quyết liệt

Vị trí địa lý tách biệt giúp Australia có lợi thế lớn trong cuộc chiến chống COVID-19. Nhưng không thể không kể đến việc họ đã thực hiện nhiều biện pháp mang tính quyết định để có được thành công. Ví dụ như chính phủ Australia gần như ngay lập tức hạn chế và kiểm soát nghiêm ngặt việc đi lại giữa các bang, yêu cầu du khách quốc tế phải cách ly bắt buộc trong khách sạn từ tháng 3/2020. Họ không đón khách quốc tế, đóng cửa các đường bay.

Tại ổ dịch Melbourne, nhà chức trách Australia đã áp dụng lệnh phong tỏa cực kỳ nghiêm ngặt. Lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 8 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau. Các cửa hàng bán lẻ buộc phải đóng cửa, ngoại trừ kinh doanh thực phẩm và các hoạt động thiết yếu khác và việc chăm sóc y tế.

Người dân chỉ được phép di chuyển trong phạm vi 5km quanh khu vực sinh sống trừ trường hợp khẩn cấp hoặc đi làm. Các hoạt động mua sắm và tập thể dục ngoài trời cũng bị hạn chế tối đa. Ngoài ra, chỉ một người duy nhất trong mỗi hộ gia đình được phép ra khỏi nhà bất cứ thừi điểm nào.

Người dân Australia luôn được kêu gọi "giữ vững tinh thần" để vượt qua khủng hoảng, đồng thời tuân thủ nghiêm các lệnh hạn chế để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh. Việc chăm sóc y tế cũng được tiến hành rất tốt, họ sẵn sàng cho người bệnh cách ly tại nhà và hàng ngày có nhân viên y tế chăm sóc qua điện thoại hay trực tiếp thăm khám, phát những loại thuốc cần thiết. 

Sự hợp tác chấp hành của người dân

Ở nhiều quốc gia phương Tây hay tại Mỹ, việc áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt thường bị phản đối mạnh mẽ. Người dân nhiều nước thậm chí còn biểu tình để chống đối khiến tình trạng dịch bệnh càng khó kiểm soát. Tuy nhiên Australia thì khác, các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy hầu hết người dân nước này đều rất ủng hộ chính sách cứng rắn của nhà chức trách mặc dù sinh kế của họ đều bị ảnh hưởng.

Người Australia, đặc biệt là người dân Melbourne thay vì kêu ca vì phải hy sinh tự do, họ bình tĩnh và tuân thủ lệnh phong tỏa vì lợi ích tập thể. Hầu hết người dân TP Melbourne hiện đã chấp nhận thực tế của việc tuân thủ các biện pháp cứng rắn, bao gồm cả việc bắt buộc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

Tại vùng ngoại ô phía Đông TP Melbourne, nơi chỉ ghi nhận rất ít các ca nhiễm COVID-19, người dân cũng tuân thủ nghiên chỉnh các quy định giãn cách. Chính sự đồng lòng ấy của người dẫn đã giúp Australia sớm kiểm soát được dịch và từng bước đẩy lùi cũng như dập hiệu quả dịch COVID-19. 

Những bài học rút ra từ cuộc chiến chống COVID-19 chưa khi nào là cũ, nó hữu ích với mọi quốc gia. Bên cạnh việc tiêm vaccine, cách tiếp cận và xử lý khủng hoảng của nhà chức trách cùng sự đồng thuận, ủng hộ của người dân là điều cốt yếu để có thể kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh này.   

Nguyễn An H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội