Rau xanh cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể
Những vấn đề thường gặp khi bạn lười ăn rau xanh, trái cây
Những thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư thực quản
Ăn trái cây và rau xanh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phổi?
Bạn nên ăn bao nhiêu rau mỗi ngày là đủ?
9 cách thêm rau xanh vào bữa ăn
Dưới đây là 5 loại rau giàu protein mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống, tốt cho sức khỏe:
Cải xoong
Cải xoong chứa một lượng protein đáng kể. Trong 100g cải xoong chứa 2,3g protein và 11 calo. Bên cạnh đó, cải xoong còn giàu chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin A, vitamin B, vitamin K, calci và kali giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, loại rau này cũng giàu chất chống oxy hóa và hợp chất phenolic trong cải xoong có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Rau bina
Rau bina là một trong những loại rau lá xanh giàu chất dinh dưỡng bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Loại rau này là nguồn cung cấp folate, vitamin A, vitamin C và protein dồi dào. Trong 100g rau bina chứa 2,9g protein và 23 calo.
Rau bina giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Đồng thời, rau bina còn chứa nhiều magie, sắt, kali, calci và chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và tăng cường năng lượng. Thêm vào đó, rau bina còn có khả năng làm giãn nở mạch máu và ngăn ngừa ung thư vú. Loại rau này còn giàu nitrat làm tăng oxit nitric, cải thiện chức năng tế bào nội mô và giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Cải thảo
Cải thảo rất giàu protein, vitamin A, vitamin C, vitamin K, folate, calci, kali và chất chống oxy hóa với đặc tính chống viêm, ngăn ngừa lão hóa. Trong 100g cải thảo chứa 1,5g protein và 13 calo. Đồng thời, bổ sung cải thảo vào chế độ ăn uống còn làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan và ung thư tuyến tiền liệt.
Măng tây
Măng tây có hàm lượng protein cao
Măng tây là loại rau phổ biến với hàm lượng protein cao. Trong 100g măng tây chứa 2,2g và 20 calo. Ngoài ra, măng tây còn giàu magie, vitamin A, vitamin K và riboflavin giúp tăng cường khả năng miễn dịch, làm đẹp da cũng như ngăn ngừa lão hóa. Măng tây cũng chứa nhiều fructooligosaccharides kích thích sự phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột. Mọi người có thể nướng, luộc, hấp hoặc áp chảo măng tây và có thể dùng trong món salad.
Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, vitamin K, phốt pho và kali có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Trong 100g bông cải xanh chứa 2,8g protein và 34 calo.
Ngoài ra, bông cải xanh còn có khả năng liên kết với muối mật khi hấp. Do đó, ăn bông cải xanh hấp có thể điều hòa mức cholesterol trong máu. Đồng thời, bông cải xanh giúp cải thiện sức khỏe gan bằng cách kích thích giải độc và sản xuất các hợp chất chống oxy hóa trong gan.
Bình luận của bạn