6 sự thật về mang thai sau khi phá thai

Phá thai nhiều lần có thể làm tử cung suy yếu

Phá thai một lần, có thai khó vạn lần

Muốn sinh con sau phá thai, rối loạn kinh nguyệt phải làm cách nào?

Mang thai bị sốt xuất huyết có phải bỏ thai?

Sống thực vật suốt đời vì… phá thai bằng thuốc

1. Phá thai không can thiệp vào khả năng sinh sản

Việc chỉ định phá thai nếu được thực hiện bởi những bác sỹ chuyên khoa kinh nghiệm và điều dưỡng tốt thường không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ. Nói vậy không có nghĩa là việc phá thai sẽ không làm ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản như buồng trứng, ống dẫn trứng... theo một cách nào đó. Tuy nhiên, với những tiến bộ trong lĩnh vực Y khoa thì tỷ lệ nhiễm trùng và biến chứng sau khi phá thai đã được giảm đáng kể.

2. Phá thai nhiều lần có thể làm cho cổ tử cung yếu hoặc mất khả năng

Bạn không nên phá thai quá 2 lần, nếu bạn buộc phải chọn nạo phá nhiều lần, điều này có thể để lại sẹo ở đầu cổ tử cung hoặc bên trong tử cung và bất kỳ điều gì liên quan đến sự giãn nở của cổ tử cung. Như vậy, phá thai nhiều lần làm suy yếu tử cung, dẫn đến việc có thể bạn khó có con lại, hoặc có thì thai nhi có thể không được an toàn trong tử cung, dễ sảy thai hoặc chết lưu.

Sau nạo phá thai, khi quan hệ cần sử dụng các biện pháp phòng tránh thích hợp, tránh có thai quá sớm

3. Có thai ngay sau khi phá thai có thể gây nguy hiểm

Các chuyên gia tư vấn cho rằng, việc mang thai quá sớm sau khi phá thai (trong vòng 3 tháng) có thể gây hại. Trong trường hợp phá thai nội khoa, tử cung bị mềm do tác dụng của thuốc, sẽ làm sẩy thai, tiếp theo là bị chảy máu nhiều.  Bạn nên chờ ít nhất 6 tháng sau khi phá thai để cố gắng có bầu lại.

4. Bạn cần biết sử dụng các biện pháp tránh thai sau khi phá thai 

Sau khi nạo phá, dù bị rối loạn kinh nguyệt, bạn vẫn sẽ rụng trứng. Điều này có nghĩa là bạn vẫn có thể thụ thai sau khi phá thai nếu không sử dụng biện pháp tránh thai hay bất kỳ phương pháp bảo vệ nào. Việc bạn có thể  lại có thai ngoài mong muốn và phải nạo phá tiếp sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe tâm - sinh lý cuả bạn.

5. Hãy xin tư vấn của các bác sỹ, chuyên gia

Nếu bạn mong muốn có con và đã chờ đợi một thời gian dài để cơ thể hồi phục sau khi phá thai, bạn cần nói chuyện với bác sỹ trước khi có dự định mang thai. Một số xét nghiệm chẩn đoán sẽ được thự hiện để kiểm tra tử cung của bạn đã đủ khỏe để nuôi dưỡng thai nhi hay chưa. Và bác sỹ sẽ cho bạn những tư vấn cụ thể.

6. Quan hệ tình dục thường xuyên khi bạn muốn chuẩn bị có con

Khi bạn đang dự định có em bé, hãy thử quan hệ tinh dục nhiều hơn trong những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai. Đừng từ bỏ hi vọng quá sớm đặc biệt nếu bạn có dùng thuốc tránh thai sau khi phá thai. Phải mất thời gian đủ để nội tiết tố trở lại bình thường và giúp bạn có thai.

Đặc biệt, trước khi mang thai, nhất là sau khi phá thai, bạn cần bổ sung các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức khỏe của phụ nữ, đồng thời hỗ trợ phát triển não bộ, hệ miễn dịch ở thai nhi, giảm thiểu các dị tật, giúp hình thành xương cho bé và phòng chống loãng xương cho mẹ. Ngoài chế độ ăn uống phong phú, bạn vẫn nên sử dụng thêm sản phẩm bổ sung vì thời kỳ trước và sau mang thai, nhu cầu vitamin và các dưỡng chất tăng cao hơn so với bình thường.

Ngọc Hoa H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội