Việt Nam là quốc gia tiêu thụ rượu bia đứng hàng đầu khu vực và thế giới
Có nên uống rượu bia sau khi tập thể hình, thể thao?
Người mắc bệnh vẩy nến có nên uống rượu, bia?
Kỳ lạ hội chứng khiến không uống rượu vẫn... say xỉn
Mẹ say sưa khiến con nghiện rượu ngay từ trong trứng nước
Uống rượu mỗi ngày có thể dẫn tới chứng rung nhĩ
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ về thực trạng sử dụng rượu, bia tại Việt Nam và Dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế tổ chức sáng 26/9, tại Hà Nội.
Tại cuộc hội thảo này, đại diện Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng đã đưa ra nhiều con số khiến nhiều người phải giật mình. Theo đó, lượng tiêu thụ rượu bia đang ngày càng gia tăng không chỉ ở người cao tuổi mà còn phổ biến ở giới trẻ và đang ngày càng trẻ hóa. Ngoài ra, nữ giới sử dụng rượu bia ở Việt Nam cũng đang có phần gia tăng nhưng mới ở mức 11%.
Theo thống kê gần đây nhất của Cục Y tế Dự phòng vào tháng 1/2016, Việt Nam tiêu thụ khoảng 3,4 triệu lít bia và 70 triệu lít rượu mỗi năm. Đặc biệt, thống kê còn cho thấy, mỗi năm Việt Nam còn tiêu thụ khoảng 200 triệu lít rượu không chính thống do người dân tự nấu mà cơ quan chức năng chưa kiểm soát được.
Với những con số trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam đang là quốc gia tiêu thụ rượu bia đứng hàng đầu khu vực và thế giới. Cụ thể, mức sử dụng rượu, bia ở Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 10 khu vực châu Á và đứng thứ 29 trên thế giới.
Uống rượu bia điều khiển phương tiện giao thông là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, rượu bia là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam: “Một thực tế đáng suy nghĩ là hiện có tới 45% số người uống rượu bia điều khiển phương tiện giao thông trong vòng 2 giờ sau khi uống rượu. 4% các trường hợp tử vong có liên quan đến rượu bia, cũng như làm gia tăng những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng”.
Không những thế, rượu bia còn là nguyên nhân gây ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại tràng, gan và ung thư vú. Uống càng nhiều thì nguy cơ càng tăng và thường xuất hiện sau khi bắt đầu uống từ 2 đến 15 năm, thậm chí ngay cả sau khi đã cai rượu bia.
Do đó, Bộ Y tế đang xây dựng Dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia trong đó dự kiến sẽ thảo luận và đề xuất các quy định mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng từ lâu như: Cấm bán rượu sau 22 giờ, cấm bán rượu cho trẻ vị thành niên và cấm bán, quảng cáo rượu bia ở nơi công cộng, gần trường học.
Bình luận của bạn