Uống thuốc không đúng cũng có thể gây tai nạn giao thông

Một số loại thuốc không theo toa có thể khiến bạn gặp rắc rối khi lái xe

Nguy hại khi dùng quá liều các loại thuốc thông thường (P1)

Nguy hại khi dùng quá liều các loại thuốc thông thường (P2)

Nguy hại khi dùng quá liều các loại thuốc thông thường (cuối)

Những loại thuốc không thể thiếu trong ngày Tết

Dưới đây là 7 loại thuốc bạn nên hạn chế sử dụng trước khi lái xe:

1. Thuốc điều trị tăng huyết áp

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) có tên là Ramipril có thể gây ra tình trạng chóng mặt. Nguyên nhân là do khi huyết áp giảm, lượng máu cung cấp cho não cũng giảm đi và gây choáng váng.

“Nếu bạn thường bị chóng mặt sau khi uống thuốc, hãy tránh lái xe trong vòng một vài giờ sau khi uống”, TS.BS. Nigel Durham – khoa Tim mạch, Bệnh viện York (Anh), cho biết, “nên uống thuốc vào ban đêm và đi gặp bác sỹ nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn”.

2. Thuốc chữa tiêu chảy

Thành phần loperamide có trong thuốc điều trị tiêu chảy không theo toa có thể gây buồn ngủ - tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm khi lái xe.

loperamide có mặt trong thuốc Imodium – có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa.

3. Thuốc kháng histamine

Thuốc có ghi chữ "amin" ở cuối là sản phẩm dễ gây buồn ngủ, không nên dùng trước khi lái xe

Thế hệ thuốc kháng histamin cổ điển để chữa ho, cảm lạnh hoặc dị ứng thường gây buồn ngủ.

Tuy nhiên, các thuốc kháng histamin thế hệ mới (sau năm 1980) như Claritin, Allegra và Zyrtec đã tránh được các tác dụng phụ này. Nên đọc kỹ nhãn mác, nếu có ghi chữ "amin" ở cuối là sản phẩm dễ gây buồn ngủ, gây mờ mắt vì khô ống dẫn lệ, rất nguy hiểm trong các trường hợp điều khiển các phương tiện giao thông.

4. Thuốc chữa cảm lạnh, cảm cúm

Cứ 1 trong 7 người lái xe sử dụng thuốc cảm lạnh/cảm cúm có chứa codeine gặp tác dụng phụ, theo khảo sát năm 2004 của Hiệp hội Dược phẩm Hoàng gia (Anh).

Codeine – một loại thuốc giảm đau – có thể làm giảm khả năng tập trung, giảm thị lực, buồn ngủ và hôn mê.

“Không nên lái xe ít nhất sáu giờ sau khi sử dụng các loại thuốc chứa codeine”, GS. Ron Eccles – Đại học Cardiff (Anh) nhấn mạnh.

5. Thuốc chữa đau thần kinh

Thận trọng khi sử dụng thuốc trước khi tham gia giao thông

Thuốc chống trầm cảm amitriptyline thường được sử dụng để giảm đau mạn tính do viêm khớp nặng hoặc kẹt dây thần kinh.

Tuy nhiên, thuốc này có thể ảnh hưởng đến thụ thể thần kinh trong mắt và gây mờ mắt. Theo TS. Gunasekera, nên dùng thuốc trước khi đi ngủ và tuyệt đối tránh trước khi lái xe.

6. Thuốc ngủ

Thuốc điều trị mất ngủ Nytol chứa thành phần chính là diphenhydramine – thuốc kháng histamine.

“Diphenhydramine khiến bạn không thể ngủ sâu giấc, vì thế, bạn sẽ thấy không tỉnh táo vào sáng hôm sau”, GS. Russell Foster - Đại học Oxford cho biết, “tránh uống thuốc nếu bạn có một chuyến đi dài vào ngày hôm sau”.

7. Thuốc chống trầm cảm

Một số thuốc chống trầm cảm như Trazodone, Nefazodone và Tricyclics có thể gây buồn ngủ, làm chậm các phản ứng của con người. Những điều này vô nguy hiểm khi tham gia giao thông, ví dụ phanh hoặc xử lý sự cố tránh va quệt chậm tới vài ba giây, gây tổn thất lớn…

Kim Chi H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn