Bộ Tư pháp đồng ý chủ trương quy định hiến máu là tự nguyện

Hiến máu tình nguyện đã và đang thu hút hàng triệu người dân tham gia

Chi không hết tiền quà của người hiến máu gần 1,6 tỉ đồng

Lưu ý khi hiến máu và truyền máu để tránh HIV

Hơn 200 người hiến máu tại Sứ quán Mỹ

Bạn có thực sự hiểu rõ về hiến máu?

Trước đó, cuộc họp thẩm định dự án Luật về máu và tế bào gốc do bà Nguyễn Thị Kim Thoa - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) - Chủ tịch Hội đồng tư vấn thẩm định chủ trì đã diễn ra. Tại cuộc họp, đa số ý kiến của các thành viên Hội đồng tư vấn thẩm định Bộ Tư pháp đều tán thành về sự cần thiết đề nghị xây dựng Luật về máu và tế bào gốc.

Các thành viên trong hội đồng thẩm định đề nghị Bộ Y tế - cơ quan được giao chủ trì xây dựng dự án luật, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để thực hiện vận động hiến máu và tế bào gốc từ người; Quản lý, sử dụng máu và chế phẩm máu của người; Quản lý, sử dụng tế bào gốc của người; Xuất khẩu, nhập khẩu máu, chế phẩm máu và tế bào gốc của người vì lợi ích sức khỏe của nhân dân, bảo đảm quyền con người; Khắc phục những hạn chế, bất cập và những khoảng trống của pháp luật về quản lý nhà nước đối với máu và tế bào gốc hiện nay.

Bộ Tư pháp cũng khuyến khích và huy động sự tham gia tích cực của toàn xã hội từ hệ thống chính trị, bộ máy Nhà nước đến mọi người dân và các tổ chức xã hội dân sự vào công tác liên quan đến máu và tế bào gốc; Bảo đảm tính dự báo cao trong tương lai, dự liệu những quan hệ xã hội nảy sinh liên quan đến máu và tế bào gốc, bên cạnh đó phải phù hợp, hài hòa với xu hướng pháp luật quốc tế trong xu thế hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu.

 

Trước khi ban hành Dự thảo Luật về máu và tế bào gốc, trong Báo cáo đánh giá tác động chính sách đối với dự án luật này, Bộ Y tế đưa ra 2 đề xuất “quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần” và “quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu”. Tuy nhiên nhận thấy đề xuất hiến máu là bắt buộc không phù hợp, sẽ xuất hiện một lượng máu dư thừa khá lớn không cần thiết là khoảng gần 28 triệu đơn vị máu nên Bộ Y tế đã không đưa vào Dự thảo.

Hiện nay, để thúc đẩy phong trào hiến máu tình nguyện, Bộ Y tế và Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo, Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã có kế hoạch phê duyệt và triển khai kế hoạch đến năm 2020, bằng các thể chế, cơ chế chính sách, thúc đẩy hiến máu tình nguyện. Mục tiêu đặt ra sẽ đạt được 2% dân số tham gia hiến máu thì sẽ đáp ứng nhu cầu điều trị cho những bệnh nhân cần máu.

Theo ông Nguyễn Huy Quang, sau đồng ý về mặt chủ trương của Bộ Tư pháp, nếu không vướng mắc gì, dự kiến Dự thảo Luật sẽ trình Quốc hội năm 2018. Đến thời điểm này, bà Nguyễn Thị Kim Thoa - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp là Chủ tịch Hội đồng tư vấn thẩm định chủ trì Dự thảo này. Theo đó, đa số ý kiến của các thành viên Hội đồng tư vấn thẩm định đều tán thành về sự cần thiết đề nghị xây dựng Luật.

Thời gian qua, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện Trung ương cùng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã phối hợp với nhiều cơ quan, ban, ngành, tổ chức đoàn thể để triển khai tổ chức các chiến dịch hiến máu tình nguyện, nhân đạo như Lễ hội Xuân hồng, Hành trình Đỏ, Chủ nhật Đỏ, hiến máu tại các khu dân cư, trường học, cơ quan công sở... Do đó, phong trào hiến máu tình nguyện trong các năm gần đây phát triển, trở thành trào lưu của rất nhiều tầng lớp nhân dân, nòng cốt hiến máu là đoàn thanh niên, lực lượng công an, quân đội, học sinh sinh viên... Việc hiến máu tình nguyện đã trở thành hành vi cao đẹp, nhân văn trong xã hội.
“Chính các phong trào hiến máu tình nguyện hiện nay đã và đang tạo nên các nguồn máu đa dạng để phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho người bệnh” - ông Nguyễn Huy Quang khẳng định.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội