Mỗi năm, nước ta cần khoảng 1.800.000 đơn vị máu điều trị
Những người ở vùng dịch Zika sẽ không được hiến máu trong gần 1 tháng
Sau khi hiến máu, chỗ lấy máu bị bầm tím có làm sao không?
Muốn hiến máu cần những điều kiện gì?
Hơn 200 người hiến máu tại Sứ quán Mỹ
Chủ nhật Đỏ 2016: Ấm áp ngày hội hiến máu cứu người
Liệu bạn có thực sự hiểu về hiến máu?
1. Có thể hiến máu ở bất cứ độ tuổi nào?
Sai. Độ tuổi trung bình để một người đủ điều kiện hiến máu ở các quốc gia thường là 17 – 65 tuổi. Một số nước chấp nhận lấy máu của những người từ 16 tuổi và những người trên 65 tuổi. Ở Việt Nam, những người từ 18 - 60 tuổi có thể hiến máu trên tinh thần tự nguyện. Tuy nhiên, bạn chỉ đủ điều kiện lấy máu nếu tình hình sức khỏe đảm bảo.
Hiến máu cứu người - Một nghĩa cử cao đẹp!
2. Hiến máu làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C?
Sai. Hiến máu là an toàn. Sức khỏe của bạn hoàn toàn được bảo vệ. Các loại kim tiêm và túi đựng máu được đựng trong túi vô trùng và không được tái sử dụng. Các dụng cụ để thu thập máu cũng được vô trùng và làm sạch để không bị tiếp xúc với máu của những người khác.
3. Lượng máu được lấy trong một thời điểm là bao nhiêu?
Lượng máu được lấy trong một thời điểm trung bình là 450ml, ít hơn 10% lượng máu trung bình trong cơ thể. Trung bình, mỗi người lớn có khoảng 4,5 – 5 lít máu. Ở một số quốc gia (trong đó có Việt Nam), lượng máu được lấy mỗi lần có thể thấp hơn, dao động tùy thuộc vào thể trạng người hiến. Lượng máu bị hao hụt sẽ được cơ thể sản sinh ra trong vòng 36 giờ sau khi hiến máu.
Lượng máu mất đi sau mỗi lần hiến máu không ảnh hưởng gì đến sức khỏe
4. Trước khi hiến máu nên ăn uống như thế nào?
Ở hầu hết các quốc gia, những người hiến máu được khuyên nên ăn những loại thực phẩm thông thường và uống nước trước khi hiến, tránh ăn nhiều năng lượng hoặc chất béo vì sẽ làm tăng lipid trong máu, ảnh hưởng đến chất lượng máu. Nên uống khoảng 500ml nước trước khi hiến máu để làm giảm nguy cơ bị ngất.
5. Hiến máu rất đau đớn?
Hiến máu rất an toàn và bất cứ khó chịu hay vấn đề nào gặp phải trong và sau khi hiến máu là không phổ biến. Cảm giác kim chích vào tay để lấy máu tương đương cảm giác bạn dùng ngón tay để bóp nhẹ vào khuỷu tay.
6. Nguồn hiến máu an toàn nhất được lấy từ đâu?
Theo WHO, nguồn hiến máu an toàn nhất thường đến từ những người hiến máu tình nguyện, không nhận tiền bồi dưỡng và thường xuyên hiến máu nhắc lại. Tỷ lệ nhiễm khuẩn máu trong nhóm này thấp hơn nguồn máu từ những người thân trong gia đình và những người hiến máu có nhận tiền bồi dưỡng.
Nhằm ghi nhận, cảm ơn và khuyến khích những người đã hiến máu tiếp tục hiến máu nhắc lại, năm 2004, Tổ chức Y tế thế giới, Hiệp hội chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Hiệp hội truyền máu quốc tế và Hiệp hội người hiến máu thế giới đã quyết định lấy ngày 14/6 hàng năm là "Ngày Thế giới dành cho người hiến máu" (World Blood Donor Day).
Ngày 14/6 được lựa chọn để tưởng nhớ tới Giáo sư Karl Lendsteiner - người Áo, người đã phát minh ra nhóm máu ABO năm 1900, mang lại bước tiến quan trọng cho lịch sử truyền máu thế giới (truyền máu phải hoà hợp nhóm máu). Ông sinh ngày 14/6/1868.
Bình luận của bạn