Ban chỉ đạo có nhiệm vụ hướng dẫn trước tiêm chủng, xử lý sự cố sau tiêm - Ảnh: Suckhoedoisong
Nhiều tỉnh, thành phố dừng tổ chức lễ hội phòng dịch COVID-19
5 ca nhiễm mới, trong đó có 1 ca lây nhiễm tại khu cách ly ở Yên Bái
Các tỉnh hạn chế sự kiện văn hóa, du lịch phòng COVID-19
Tổng giám đốc WHO: Tình hình COVID-19 ở Ấn Độ "còn hơn cả sự đau lòng"
Nhằm nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị, đảm bảo an toàn và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho các cở sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký Quyết định số 1888/QĐ-BYT thành lập Ban chỉ đạo An toàn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Ban chỉ đạo sẽ do PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng ban; PGS.TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh làm Phó Trưởng ban thường trực. Các thành viên còn lại là lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ Y tế, các chuyên gia lĩnh vực hồi sức cấp cứu, bệnh truyền nhiễm, dịch tễ… của Bộ Y tế.
Ban chỉ đạo còn có Tiểu ban hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng do GS.TS. Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam làm Trưởng Tiểu ban; Tiểu ban hướng dẫn và tổ chức xử trí xự cố bất lợi sau tiểm chủng vaccine phòng COVID-19 do GS.TS. Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam làm Trưởng Tiểu ban.
Ban chỉ đạo An toàn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 có những nhiệm vụ chính sau:
Ban chỉ đạo cần hướng dẫn sàng lọc, xử trí sự cố sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
- Cập nhật, sửa đổi, bổ sung hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
- Xây dựng hướng dẫn xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
- Chỉ đạo xử trí cấp cứu sự cố bất lợi sau tiêm chủng.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá điều trị các ca bệnh sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
- Tổ chức giám sát, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19.
- Chỉ đạo công tác truyền thông về việc thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19.
Theo Bộ Y tế, vaccine phòng COVID-19 cũng như các loại vaccine khác, trong quá trình triển khai tiêm có thể có phản ứng sau tiêm ở nhiều mức độ, bao gồm:
- Rất phổ biến (khoảng 30%): Sốt nhẹ (thường ≥ 38oC), đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm với cảm giác đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, ớn lạnh.
- Phổ biến (từ 1 - 10%): Sưng và đỏ tại vị trí tiêm.
- Có thể có tai biến nặng, phản ứng phản vệ.
Các chuyên gia đánh giá tỷ lệ phản ứng thông thường sau tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam thấp hơn so với báo cáo của châu Âu và nhà sản xuất. Các trường hợp có phản ứng nghiêm trọng cũng đều được phát hiện kịp thời và xử trí theo đúng phác đồ của Bộ Y tế ban hành.
Theo báo cáo của Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và các quốc gia sử dụng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca cũng như các vaccine phòng COVID-19 của các công ty khác, trong quá trình tiêm chủng, tất cả các vaccine đều gặp một tỷ lệ rất thấp (hiếm gặp) với khoảng từ 1 - 4 ca trên 1 triệu người tiêm có biểu hiện rối loạn đông máu (khuyết khối), giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay chưa ghi nhận ca nào có biểu hiện rối loạn đông máu.
Một trong những lý do có thể do khâu tổ chức tiêm chủng của nước ta được thực hiện bài bản với mục tiêu đảm bảo an toàn cho người đi tiêm. Do đó, quy trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam khác hẳn so với các quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm cả các nước phát triển.
Cụ thể, quy trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam như sau: Tổ chức thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng; Tổ chức buổi tiêm chủng an toàn; Người đã tiêm được theo dõi sức khỏe tại điểm tiêm ít nhất 30 phút, sau đó tiếp tục được theo dõi sức khỏe tại nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo, kéo dài theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm.
Các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng, nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm.
Bình luận của bạn