Điểm lại những nghiên cứu khoa học về sức khỏe nổi bật năm 2019

Năm 2019, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu hệ vi sinh vật đường ruột, tác động của các loại thuốc trị bệnh, chế độ ăn...

Tương lai của du lịch chăm sóc sức khỏe: 10 xu hướng nổi bật trong năm 2020

Top 10 xu hướng chăm sóc sức khỏe hàng đầu vào năm 2020

Xu hướng tiêu dùng thực phẩm hàng đầu năm 2020 được định hướng bởi thế hệ Millennials

Dự đoán những xu hướng đồ uống nổi bật vào năm 2020

2019 là một năm rực rỡ của ba nhà nghiên cứu Gregg Semenza, William Kaelin (Mỹ) và Peter Ratcliffe (Anh), khi cả ba đã cùng nhận giải thưởng Nobel Y sinh 2019 cho nghiên cứu về cách các tế bào con người cảm nhận và thích nghi với việc thay đổi nồng độ oxy, mở ra các chiến lược mới giúp chống lại ung thư và thiếu máu.

Chân dung ba nhà khoa học đạt giải Nobel Y sinh 2019

Tháng 5/2019, Giáo sư Giáo sư Andrew Trafford đến từ Đại học Manchester (Anh) đã phát hiện ra Tadalafil - một loại thuốc điều trị rối loạn cương dương cũng có thể điều trị suy tim tâm thu. Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Scientific Reports. Trước đó, vào năm 2016, nhóm nghiên cứu này cũng đã phát hiện ra rằng thuốc điều trị rối loạn cương dương nổi tiếng mang tên Viagra có thể cải thiện sức khỏe tim mạch cho đàn ông mắc đái tháo đường.

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) tuyên bố rằng một số loại thuốc dùng trị đái tháo đường type 2 có thể gây ra hoại tử bộ phận sinh dục. Nguyên nhân có liên quan tới nhóm thuốc ức chế SGLT2 của một số biệt dược điều trị đái tháo đường type 2. Tuy hiếm gặp phải tác dụng phụ này, nhưng người bệnh vẫn phải hết sức thận trọng khi dùng SGLT2. Năm 2015, FDA cũng đã cảnh báo rằng các loại thuốc này có thể gây nhiễm toan ketone (ketoacidosis) - một tình trạng nghiêm trọng khi nồng độ acid ketone trong máu ở mức cao.

Vào tháng 3, một báo cáo được đăng tải trên Tạp chí The Lancet cho hay người hút cần sa mỗi ngày có khả năng bị rối loạn thần kinh nhiều gấp 3 lần những người không hút cần sa bao giờ. Các nhà khoa học nhận thấy cần sa có hàm lượng THC cao là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Những sự cố như vậy đang trở nên ngày càng phổ biến khi nhiều quốc gia nới lỏng luật sử dụng cần sa.

Ngoài ra, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Sydney (Australia) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy chế độ ăn giàu protein có thể dẫn đến giảm tuổi thọ, tăng cân và tác động tiêu cực đến tâm trạng. Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nature Metabolism. Các nhà khoa học thừa nhận rằng việc nạp vào cơ thể quá nhiều acid amin chuỗi nhánh tuy có lợi cho cơ bắp, nhưng lại gây ra không ít rủi ro sức khỏe cho người ăn. Họ cũng đề nghị mọi người nên bỏ qua protein lắc (protein shake) và nên tìm kiếm nhiều nguồn protein khác nhau có lợi cho sức khỏe hơn. 4 năm trước, các nhà khoa học này đã chứng minh rằng chế độ ăn giàu carbohydrate, ít protein cũng có lợi cho sức khỏe, có thể trì hoãn sự khởi đầu của sự lão hóa và cải thiện sức khỏe tiêu hóa.

Tháng 4, các nhà khoa học đến từ Đại học bang Arizona (Mỹ) đã báo cáo rằng cấy ghép phân có thể giúp giảm đến 50% các triệu chứng liên quan đến tự kỷ ở trẻ sau 2 năm thực hiện.

Bên cạnh đó, một nhóm nghiên cứu tại Đại học California, Berkeley (Mỹ) đã phát hiện ra rằng chỉ với một lần chèn gene, những con chuột chuột mù có thể lấy lại được thị lực. Điều này mở ra hy vọng mới cho những bệnh nhân bị thoái hóa võng mạc do các vấn đề di truyền gây ra.

Và một nghiên cứu do một nhóm các nhà khoa học tới từ Đại học Exeter (Anh) dẫn đầu đã phát hiện ra rằng dành ít nhất 2 tiếng mỗi tuần cho các hoạt động ngoài tự nhiên có thể thúc đẩy sức khỏe và phúc lợi.

Xem tiếp những nghiên cứu nổi bật về y tế, sức khỏe năm 2019


Trên Tạp chí JAMA Network Open tháng 7/2019, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho hay họ đã tìm thấy mối liên hệ giữa sự khởi phát của chứng mất trí và một phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng liệu pháp hormone. Vào năm 2016, các nhà khoa học cũng cảnh báo tăng nguy cơ mất trí nhớ do điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng liệu pháp hormone (cụ thể là liệu pháp tước androgen/ADT), bao gồm các Alzheimer, sa sút trí tuệ mạch máu và chứng mất trí Frontotemporal.

Cùng thời gian này, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế làm việc tại Bệnh viện Đại học Zurich (Thụy Sỹ) đã phát hiện ra rằng hội chứng trái tim tan vỡ có thể liên quan đến ung thư.

Sau đó 2 tháng, một nhóm các nhà khoa học tới Flinder, SAHMRI và Đại học McMaster (Canada) đã phát hiện ra cơ chế vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng tiêu cực đến đường huyết.

Trên Tạp chí Nutrition Research, các nhà khoa học Đại học Marshall (Mỹ) cho hay ăn 2 ounce quả óc chó mỗi ngày (tương đương hơn 56gr), trong khoảng 2 tuần đã làm thay đổi đáng kể biểu hiện gene ở những con chuột bị ung thư vú. Nó làm chậm sự phát triển ung thư vú và/hoặc giảm nguy cơ ung thư vú ở chuột.

Tháng 10/2019, nghiên cứu về chiến lược mới loại trừ bệnh lao của nhóm bác sỹ Việt Nam cùng cộng sự được đăng tải trên The New England Journal of Medicine (NEJM) - tạp chí y khoa lớn, được các nhà khoa học trên thế giới xem là “kinh thánh” của y khoa.

Nghiên cứu của nhóm bác sỹ Việt được đăng tải trên NEJM

Theo đó, nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock Việt Nam và Chương trình chống lao Quốc gia đã thực hiện phương pháp nghiên cứu ACT3 (sàng lọc lao chủ động), chứng minh rằng chỉ có 50% bệnh nhân lao có triệu chứng ho, sút cân và sốt về chiều, còn 50% thì không. Vì vậy, nếu chỉ tập trung tìm ca bệnh có triệu chứng thì đã bị sót một nửa số ca còn lại. Nhóm nghiên cứu cho rằng chỉ cần dùng những công cụ sẵn có với phương pháp mới là sàng lọc toàn dân và lặp lại 3 lần thì sẽ triệt để phát hiện được các ca bệnh từ đó chặn nguồn lây. Việc gửi bài tới NEJM chỉ có 1 - 2% được đăng tải (trong 100 công trình được gửi đến thì chỉ 1-2 bài được chọn đăng). Do vậy, nghiên cứu của các bác sỹ Việt Nam được đăng tải nghiên cứu trên NEJM là niềm tự hào rất lớn.

Trong khi đó, một kết quả nghiên cứu của Viện Sức khỏe cộng đồng (Berkeley, California, Mỹ) được đăng tải trên Tạp chí Exposure Science & Environmental Epidemiology (JESEE) cho hay những phụ nữ dùng chỉ nha khoa nhãn hiệu Oral-B Glide có hàm lượng PFAS trong máu cao hơn so với những phụ nữ dùng các loại chỉ nha khoa khác. Đây là chất thường được tìm thấy trong bao bì thực phẩm và các sản phẩm tẩy rửa. Khi tích tụ nhiều trong cơ thể, PFAS có thể gây ra các bệnh liên quan đến tuyến giáp, cholesterol cao và giảm khả năng sinh sản.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội