Tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc trị ĐTĐ type 2

Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ cảnh báo người tiêu dùng về tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc trị đái tháo đường type 2

Người bệnh đái tháo đường nên ăn quả gì?

Miễn phí tham dự trại hè đái tháo đường trẻ em

Top trái cây cực tốt cho người đái tháo đường

Bị đái tháo đường nhớ uống dầu cá!

Các loại thuốc được cảnh báo bao gồm: AstraZeneca's Farxiga (dapagliflozin), J&J's Invokana (canagliflozin) và Jardiance (embagliflozin). Các thuốc này hiện đang được phân phối bởi ba doanh nghiệp dược nổi tiếng là AstraZeneca (Thụy Điển), Johnson & Johnson (Mỹ), Eli Lilly (Mỹ) và Boehringer (Đức).

Các loại thuốc này hoạt động như chất ức chế protein vận chuyển đường - muối (SGLT2), giúp cho đường glucose trong máu được bài xuất hoàn toàn qua nước tiểu và không làm tăng đường huyết.

Theo cảnh báo trên website chính thức của FDA, các loại thuốc này có thể gây nhiễm toan ketone (ketoacidosis) – một tình trạng nghiêm trọng khi nồng độ acid ketone trong máu ở mức cao.

Theo số liệu của FDA, có 20 trường hợp nhiễm toan ketone và nhiễm toan ketone đái tháo đường (DKA) đã được ghi nhận ở những bệnh nhân đái tháo đường được điều trị bằng thuốc ức chế SGLT2 trong khoảng thời gian từ tháng 3/2013 đến đầu tháng 6/2014. Tất cả các bệnh nhân này đều phải nhập viện cấp cứu hoặc chăm sóc đặc biệt.

Kể từ tháng 6/2014, FDA đã liên tục nhận được các phản hồi của người dân về tác dụng phụ nhiễm toan ketone và DKA trên những người bệnh đái tháo đường điều tị bằng thuốc ức chế SGLT2.

FDA cũng đồng thời cảnh báo về việc sử dụng kết hợp của hai loại thuốc điều trị đái tháo đường là: J&J's Invokana và Xigduo XR.

Với những tác dụng phụ nguy hiểm này, người bệnh nên theo dõi chặt chẽ việc sử dụng thuốc và thường xuyên đi khám sức khỏe để có phương pháp xử lý kịp thời.

Về cơ bản, thận có chức năng duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định và dưới tác dụng của protein SGLT2 nằm trong các ống vi niệu, 90% lượng đường được bài xuất từ máu vào nước tiểu được hấp thu trở lại.

Trong trường hợp bệnh nhân đái tháo đường có nhiều đường bài tiết qua nước tiểu, thuốc làm giảm chức năng của SGLT2 khiến đường dư thừa sẽ không được hấp thu trở lại máu và bài xuất toàn bộ qua nước tiểu. Do đó, mặc dù lượng đường trong nước tiểu tăng nhưng lượng đường trong máu sẽ giảm và tình trạng đường huyết cao sẽ được cải thiện.

Kim Chi H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn