Làm sao để lưu trữ miễn phí tế bào máu cuống rốn

Việc lấy máu cuống rốn chỉ được giới hạn trong 10 phút đầu tiên kể từ lúc em bé chào đời

Bỏ đi cuống rốn, bỏ đi bảo hiểm sinh học trọn đời

Máu cuống rốn mang lại hy vọng cho bệnh nhân bại não

Lấy máu cuống rốn để nghiên cứu miễn dịch của trẻ nhỏ với virus sởi

Hàng trăm mẫu tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ miễn phí

Cần điều kiện gì để được lưu trữ tế bào máu cuống rốn?

Việc lưu trữ máu cuống rốn không chỉ nhằm bảo đảm trong tương lai nếu bé (chủ nhân dây rốn) không may bị bệnh cần dùng tế bào gốc để chữa trị thì có thể có để chữa trị ngay; Máu cuống rốn được lưu trữ sẵn này còn có thể dùng để chữa trị cho cả người thân của trẻ. Do đó, máu cuống rốn trở thành một loại thuốc quý cần lưu giữ để dự phòng về sau.

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, những điều kiện để một mẫu tế bào máu cuống rốn được lưu trữ là: “Bà mẹ không mắc một trong các bệnh truyền nhiễm như lậu, giang mai, viêm gan B, viêm gan C, HIV…, đái tháo đường, huyết áp, ung thư, bệnh về miễn dịch, khi sinh con không bị sốt, không bị nhiễm trùng; Chỉ số thể tích hồng cầu ở tuần thứ 36 khi xét nghiệm làm hồ sơ đạt trên 80g/l; Thể tích máu cuống rốn khi lấy được phải đạt mức 160 – 280mg”.

Theo bác sỹ Liêm, không phải ai cũng đủ điều kiện để lưu trữ tế bào máu cuống rốn

Những bà mẹ sinh con đạt xấp xỉ 3,5kg, dây rau cuống rốn căng, có chiều dài trung bình 40 – 60cm thì có khả năng lấy được mẫu tế bào gốc đạt tiêu chuẩn hơn. Hiện nay, khi sản phụ sắp sinh, các bác sỹ sẽ tư vấn cho sản phụ về việc lưu trữ tế bào gốc cuống rốn. Việc tách chiết và đưa vào lưu trữ máu cuống rốn, sau này có thể sử dụng như một liệu pháp nhiều căn bệnh về máu, tim, khớp như các ứng dụng hiện nay một số bệnh viện đã thực hiện. Vì thế, phần lớn các bà mẹ khi được tư vấn tại khoa đều đồng ý và mong muốn được lưu trữ tế bào gốc cuống rốn. Tuy nhiên, hiện nay, mỗi ngày Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương mới chỉ có thể xử lý 4 – 6 mẫu máu cuống rốn/ngày nên Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng mới chỉ dừng lại ở con số này. 

Cũng chính vì vậy mà hiện nay, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cũng mới chỉ hợp tác với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để lấy máu cuống rốn mà chưa thực hiện được theo nhu cầu của người dân ngoài cộng đồng. Vì việc lấy mẫu nhau thai phải được thực hiện trong quá trình xổ bánh rau, chậm nhất là 10 phút sau để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Nếu nhân lưu trữ theo yêu cầu mà người mẹ không sinh ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Viện khó có thể đủ nhân lực theo từng trường hợp, nhất là khi các sản phụ sinh thường, họ có thể trở dạ bất cứ thời gian nào trong ngày, không theo dự kiến.

Lưu trữ tế bào máu cuống rốn có thể chữa nhiều bệnh 

Chi phí sử dụng sau này ra sao?

Theo TS. Trần Ngọc Quế - Giám đốc Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương: “Các mẫu máu cuống rốn lấy từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ tiếp tục được đo số lượng tế bào có nhân (bạch cầu) để kiếm tra xem có bệnh lý huyết sắc tố (VD thalassemia…) hay không rồi mới đưa vào tiếp tục xử lý, tách chiết và lưu trữ đông lạnh ở nhiệt độ âm 196 độ C. Nếu bác sỹ phát hiện mẫu máu bị các bệnh lý nêu trên sẽ phải hủy mẫu máu đó. Các mẫu được đưa vào lưu trữ đều được thông báo với bà mẹ để sau này nếu họ cần dùng có thể liên hệ với ngân hàng tế bào gốc. Hiện nay, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương chưa thu phí với việc lưu trữ này, tuy nhiên khi sử dụng các mẫu tế bào máu cuống rốn phải chi trả các chi phí kỹ thuật.

Người dân có thắc mắc về việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn có thể liên hệ trực tiếp tới Trung tâm tế bào gốc - Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. SĐT: 043.7824.267 hoặc khoa Đẻ D3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, SĐT: 043.7756.678.
Thanh Tú H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội