Bỏ đi cuống rốn, bỏ đi bảo hiểm sinh học trọn đời

Việc lấy máu cuống rốn chỉ được thực hiện trong 10 phút đầu tiên kể từ lúc em bé chào đời

Lần đầu tiên ghép tế bào gốc chữa tan máu bẩm sinh

Ứng dụng tế bào gốc trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

"Sửa chữa" cơ tim bằng tế bào gốc

Đề nghị trả bảo hiểm y tế cho điều trị bằng tế bào gốc

Máu cuống rốn là máu có trong nhau thai và dây rốn, có chứa nhiều tế bào gốc tạo máu, sản sinh ra hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu... Vì vậy, nó giúp ích cho việc điều trị những bệnh về máu như: Bệnh bạch cầu, các bệnh thuộc về chức năng miễn dịch, bệnh di truyền bẩm sinh của hệ thống tạo máu. Ngoài ra máu cuống rốn đặc biệt giúp ích trong việc chữa trị các bệnh nhi khoa. 

Điều trị trên 70 loại bệnh

Trên thế giới, từ cuối những năm 1980, con người đã ứng dụng tế bào gốc cuống rốn để điều trị nhiều bệnh lý thiếu máu và bệnh lý ác tính của cơ quan tạo máu như thiếu máu bất sản, thiếu máu hồng cầu liềm, ung thư máu… Ngoài ra, tế bào gốc máu cuống rốn còn được nghiên cứu ứng dụng điều trị bỏng, tiểu đường, teo cơ, liệt tuỷ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, Alzheimer, Parkinson, thậm chí trong tương lai dùng để chống nhăn, chống lão hoá.

Trường hợp ghép tế bào gốc máu cuống rốn đầu tiên được thực hiện vào tháng 10/1988 tại Pháp. Sau ghép, tủy mọc tốt, bệnh nhân khỏi bệnh và ổn định sức khỏe cho đến nay.

Theo GS.BS Nguyễn Thanh Liêm – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Giám đốc Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: “Có hai phương pháp ghép tế bào gốc để điều trị các bệnh nguy hiểm đó là phương pháp ứng dụng tế bào gốc tự thân và phương pháp ghép đồng loại. Với phương pháp ghép tế bào tự thân, tế bào gốc được lấy từ chính bệnh nhân, sau khi truyền hóa chất cho bệnh nhân thì các bác sỹ sẽ dùng chính tế bào gốc đó để truyền lại cho người bệnh. Còn với phương pháp ghép đồng loại sẽ được sử dụng tế bào gốc từ nhiều nguồn, có thể từ máu cuống rốn, tủy xương, có thể là từ anh chị em ruột cùng huyết thống hoặc từ những người không cùng huyết thống để ghép cho bệnh nhân".

Cũng theo GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, hiện nay, thế giới đã ứng dụng tế bào gốc máu cuống rốn trong việc điều trị 70 căn bệnh khác nhau.Ví dụ, tiến hành ghép tế bào gốc máu cuống rốn cho một số nhóm bệnh huyết học lành tính như suy tủy xương, một số bệnh trong nhóm ác tính như rối loạn sinh tủy... Một số dạng ung thư cũng được ứng dụng điều trị bằng ghép tế bào gốc máu cuống rốn. "Ngoài ra, tế bào máu cuống cuống rốn còn có thể dùng để chữa trị nhiều bệnh. Đối với bệnh tự kỷ, nguyên nhân mắc bệnh là do trục trặc hệ miễn dịch, dùng tế bào gốc tiêm vào não để chữa lại hệ miễn dịch hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh tự kỷ. Đối với bệnh bại não (thường do tế bào não bị khiếm khuyết khi đưa tế bào máu cuống rốn vào não thì sẽ dễ dàng tái tạo lại tế bào giúp não hoạt động trở lại", GS.TS Nguyễn Thanh Liêm khẳng định.

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm tư vấn cho các bà bầu về cách lưu trữ tế bào máu cuống rốn

Tế bào máu cuống rốn có thể được sử dụng để chữa bệnh hiểm nghèo cho chính bản thân em bé, cho người thân trong gia đình và thậm chí cho những người trong cộng đồng không may mắc bệnh. Vì thế lưu trữ máu cuống rốn được coi là một loại bảo hiểm sinh học trọn đời, là một biện pháp bảo đảm tương lai cho sức khỏe cho con cái và các thành viên trong gia đình.

Quy trình phức tạp, chi phí khá cao!

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, quy trình lưu trữ máu cuống rốn trải qua rất nhiều công đoạn và khá phức tạp về mặt kỹ thuật. Người nào có nhu cầu lưu trữ máu cuống rốn cho con cần phải đến đăng ký, kiểm tra một số bệnh. Nếu mẹ mắc một số bệnh như di truyền, nhiễm virus… thì không thể lưu trữ máu cuống rốn. 

Quy trình lưu trữ máu cuống rốn phải trải qua nhiều công đoạn

Sau khi tách em bé khỏi bánh rau, có 2 phương pháp lấy máu cuống rốn. Phương pháp thứ nhất: Máu được lấy trước khi bánh rau chưa xổ ra khỏi tử cung. Phương pháp thứ 2 là sau xổ rau, cán bộ y tế sẽ treo bánh rau lên và lấy máu. Việc này chỉ được phép tiến hành trong vòng 10 phút đầu tiên kể từ khi xổ rau ra bởi nếu không máu sẽ bị đông, không còn tác dụng. Sau khi lấy máu, các bác sỹ sẽ xử lý, làm các xét nghiệm để loại trừ các yếu tố gây bệnh và các bệnh lý khác, đặc biệt là những bệnh về nhiễm sắc tố, nếu bị bệnh, mẫu máu sẽ bị hủy.

Chi phí cho việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn khá cao. Chi phí để lưu máu cuống rốn trong ngân hàng tế bào gốc là khoảng 25 triệu đồng/mẫu trong năm đầu tiên. Chi phí lưu trữ trung bình khoảng 2,2 triệu đồng mẫu (việc lưu trữ sẽ kéo dài trong suốt 17 năm), chưa kể chi phí ghép máu cuống rốn cũng rất đắt đỏ.

Nếu bạn đang mang bầu và có quyết định lưu trữ máu cuống rốn cho bé, hãy tìm hiểu đầy đủ thông tin và trao đổi với bác sỹ  phụ sản của bạn. Việc đăng ký lấy và lưu trữ máu cuống rốn nên được thực hiện ở giai đoạn giữa của thai kỳ.

Một số bệnh viện nhận lưu trữ tế bào máu cuống rốn mà các mẹ có thể tham khảo: Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM;...

Thanh Tú H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ