Dùng mỹ phẩm làm từ nhau thai có thể rước mầm bệnh vào người
Máu cuống rốn mang lại hy vọng cho bệnh nhân bại não
Hàng trăm mẫu tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ miễn phí
Lấy máu cuống rốn để nghiên cứu miễn dịch của trẻ nhỏ với virus sởi
Cấm dùng mỹ phẩm có thành phần có nguồn gốc từ con người
Theo khảo sát trên thị trường, có nhiều loại mỹ phẩm chiết xuất từ nhau thai được rao bán đều là “hàng xách tay” từ nước ngoài về với giá khá đắt. Tuy nhiên, tại một số spa, trung tâm thẩm mỹ, các loại bột đắp mặt từ nhau thai lại có giá rất bình dân và đều là những sản phẩm không rõ nguồn gốc. Nhiều chị em nhẹ dạ tin vào những lời quảng cáo đó để vừa mất tiền vừa làm hại làn da.
Chị Hà Anh (Chùa Láng, Hà Nội) sau nhiều lần thử nghiệm với các loại mỹ phẩm nhưng làn da vẫn không cải thiện. Khi đọc được quảng cáo mỹ phẩm làm từ nhau thai có thể biến hóa làn da đã không ngần ngại bỏ gần 15 triệu đồng để mua. Được người bán hướng dẫn rất tận tình, chị Nga sử dụng đúng liệu trình. Tuy nhiên chỉ sau ba ngày, chị bị dị ứng đầy mặt. Mặt nóng bừng, nổi mụn và ngứa không thể chịu nổi, chị Nga phải đến khám bác sỹ da liễu để xin đơn thuốc về chữa trị. Cũng từ ngày đó chị "cạch luôn" loại mỹ phẩm này
Xem chừng rước bệnh vào người
Hiện các loại sản phẩm làm đẹp từ nhau thai người đang được quảng cáo rầm rộ. Nhưng sự thật công dụng của chúng đến đâu, người mua không hề hay biết. Sử dụng thuốc, mỹ phẩm từ các loại nhau thai không rõ nguồn gốc, xuất xứ, phương pháp chế biến không đảm bảo, người dùng có khả năng bị lây truyền HIV, viêm gan B, rubella… Mặt khác, người tiêu dùng tin vào những lời quảng cáo mua và sử dụng các sản phẩm nhau thai chế biến không đảm bảo, có hóa chất gây hại, có thể gây các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhiễm vi trùng, vi khuẩn, ký sinh trùng... thậm chí gây ung thư.
Những loại mỹ phẩm được cho có chiết xuất từ “tế bào gốc” đang làm hoa mắt người tiêu dùng (Nguồn: vtc.vn)
Ông Bùi Việt Anh - Cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng tế bào gốc (Bệnh viện Vinmec), cho biết: "Các cửa hàng mua bán nhau thai, cuống rốn đang lợi dựng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng để trục lợi. Quảng cáo mỹ phẩm có tế bào gốc nguồn gốc con người có khả năng làm đẹp kỳ diệu là một cách quảng cáo phản khoa học, chưa có sự kiểm chứng bằng các nghiên cứu khoa học nghiêm túc”, ông Việt Anh nhấn mạnh.
PGS.TS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Saint Paul) cũng cho biết: "Tế bào gốc với phương thức lấy từ ba nguồn: Tủy xương, mô mỡ và máu chỉ có khả năng thay đổi đáng kể hiệu quả trong điều trị bệnh như cấy ghép tủy xương để điều trị bệnh bạch cầu, điều trị chấn thương cột sống, teo cơ xơ cứng, Parkinson, tổn thương cơ… Còn ứng dụng về thẩm mỹ thì chưa có một nghiên cứu chính thức nào".
Bình luận của bạn