Trẻ nhiễm độc chì thường ủ rũ, mệt mỏi, khó tập trung học hành
Dù nặng hay nhẹ, cứ nhiễm độc chì là trẻ phải chịu hậu quả suốt đời
Cách phát hiện cơ thể bị nhiễm độc chì
Có thể nhận biết nhiễm độc chì bằng mắt thường?
Vô sinh vì nhiễm độc chì
Kim loại này không mùi, không vị nên bằng mắt thường không thể phát hiện sự tồn tại của nó, chỉ khi kiểm nghiệm mới xác định được.
Chì vào cơ thể bằng cách nào?
BS.CKI Huỳnh Quang Đại (Bộ môn Hồi sức chống độc, Khoa Nội tổng quát Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết chì có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta do hít bụi từ các loại sơn cũ có chứa chì, hay tiếp xúc với nguồn nước, nguồn đất bị ô nhiễm chì, hít thở không khí từ hoạt động công nghiệp có chì...
Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại mỹ phẩm, thực phẩm bị ô nhiễm có chứa chì, đồ chơi có sơn chì, đạn chì hoặc đưa tay dính chì, sản phẩm có chứa chì lên miệng cũng là cách gián tiếp đưa chì vào cơ thể.
Biểu hiện khi bị nhiễm độc chì
Khi nhiễm độc chì, ở trẻ em sẽ có các triệu chứng như hôn mê, co giật, ngủ lịm từng lúc, liệt, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất các kỹ năng học, học kém, chậm phát triển tinh thần. Khi trẻ có biểu hiện nặng trên thần kinh trung ương (hôn mê, co giật), 25 - 30% số trẻ này có di chứng (chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt) vĩnh viễn. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị đau bụng, chán ăn, thiếu máu.
Bác sỹ Huỳnh Quang Đại cho hay đa số trẻ bị ngộ độc chì có biểu hiện bệnh rất kín đáo, rất dễ bị bỏ sót, chỉ có thể phát hiện thấy khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng và xét nghiệm. Đây là một điều đáng lo ngại.
Trong khi đó, đối với người lớn, biểu hiện nhiễm độc chì là lơ mơ, lẫn lộn, mê sảng, dễ buồn ngủ, mất ngủ, hôn mê, co giật, đau đầu, mất trí nhớ, liệt. Miệng có vị kim loại, chán ăn, táo bón, đau bụng từng cơn, đau cơ, yếu cơ, đau khớp, thiếu máu. Đặc biệt, nhiễm độc chì ở người lớn làm giảm ham muốn tình dục, giảm khả năng sinh đẻ, dễ sảy thai, đẻ non, chậm phát triển thai, dị dạng thai…
Làm gì khi bị nhiễm độc chì?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trong trường hợp nghi ngờ bị nhiễm chì, hãy đến các bệnh viện để yêu cầu xét nghiệm độc chất này trong máu cũng như làm các xét nghiệm lâm sàng. Tiếp đó, ngừng tiếp xúc với nguồn chì gây ra ngộ độc. Và sau cùng là chữa các biểu hiện ngộ độc (hôn mê, co giật cần được cấp cứu, truyền máu nếu thiếu máu nặng); Tẩy độc khi mới tiếp xúc với chì - chì còn ở trên da, mắt, trong đường tiêu hóa và chưa hấp thu vào máu. Có thể tắm rửa bằng xà phòng, rửa dạ dày, rửa ruột, nội soi gắp chì trong đường tiêu hóa ra ngoài. Dùng thuốc giải độc để chì được đào thải qua nước tiểu. Điều trị ngộ độc chì cần thời gian, có thể kéo dài hàng tháng đến hàng năm do chì thường gắn chặt ở xương.
Bình luận của bạn