Đã đến lúc “chấp nhận” kháng sinh có nhiều tác dụng phụ?

Tụ cầu vàng kháng methicillin (ảnh chụp qua kính hiển vi)

Cảnh báo: Kháng sinh Cefotaxim gây ra tác dụng phụ cực kỳ nghiêm trọng

Chống nấm, chống khuẩn mùa Xuân Hè bằng "thuốc kháng sinh" tự nhiên

Loại "thuốc kháng sinh" lành tính không tác dụng phụ với đường ruột

Bé bị viêm phế quản sao uống kháng sinh mãi không khỏi?

TS. Paul Hoskisson - thành viên của Hội đồng Hiệp hội Vi sinh vật Anh, Đại học Strathclyde, cảnh báo rằng thế giới có thể phải mất ít nhất là 10 năm để tránh xa thời điểm "khủng khiếp" khi mà nhiều bệnh nhiễm trùng bắt đầu trở nên vô phương cứu chữa – thời điểm mà chỉ cần một vết xước nhỏ cũng có thể gây tử vong, còn ghép tạng và những ca đại phẫu khác sẽ trở nên quá nguy hiểm.

Trên thực tế, CDC Mỹ đã đưa ra cảnh báo về “sự cáo chung của thuốc kháng sinh sẽ không còn xa” ngay sau khi các nhà nghiên cứu Mỹ cũng tiết lộ rằng thuốc kháng sinh cuối cùng chưa bị kháng thuốc là colistin đã bị vô hiệu hoá trên bệnh nhân nhiễm khuẩn E. coli.

Tình trạng kháng colistin cũng đã được phát hiện ở Trung Quốc và nhiều vùng ở châu Phi và châu Âu, bao gồm cả Anh.

Đánh giá về công bố của Thủ tướng Anh David Cameron trong việc hạn chế "việc sử dụng kháng sinh không hợp lý" và khởi động nỗ lực chế tạo các loại thuốc mới, Hoskisson cho rằng việc tìm kiếm thuốc mới vô cùng khó khăn vì các nhà nghiên cứu đã khám phá hầu hết các mục tiêu dễ dàng để chế tạo kháng sinh.

Khi được hỏi liệu thế giới có nguy cơ quay trở lại những ngày khi một vết trầy xước lúc làm vườn cũng có thể dẫn đến tử vong, ông nói: "Tôi không nghĩ rằng lúc này chúng ta ở quá xa thời điểm đó. Nhưng nếu chúng ta quay lại kỷ nguyên tiền - kháng sinh, những tiến bộ trong y học hiện đại về điều trị bệnh và phẫu thuật... sẽ trở về thời kỳ đồ đá”.

Do đó, Hoskisson đề xuất cần nới lỏng các quy định về các tác dụng phụ khi cấp phép kháng sinh bởi việc kiểm soát này hiện đang rất chặt chẽ để nhằm đảm bảo là "rất an toàn".

"Quy trình quản lý là điều rất tốt, nhưng có lẽ chúng ta cần nghĩ lại về chiến lược nghiên cứu thuốc và đưa thuốc ra thị trường. Tôi nghĩ chúng ta cần một sự thay đổi nào đó cho những kháng sinh “cứu cánh cuối cùng”, để có thể cho phép nhiều tác dụng phụ hơn. Đó có thể là những tác dụng phụ như mệt mỏi hay tiêu chảy ở một số người", Hoskission nói.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội