Thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm hữu cơ, thực phẩm biến đổi gene

Thuốc bảo vệ thực vật giúp cải thiện năng suất cây trồng

Sức khỏe bị ảnh hưởng ra sao nếu tiếp xúc nhiều với thuốc bảo vệ thực vật?

Tiêu chuẩn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được quy định như thế nào?

Những loại thuốc bảo vệ thực vật cần chú ý

Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật

Thực phẩm hữu cơ có ít thuốc BVTV hay không?

Không có gì đáng nhiên vì các loại thực phẩm hữu cơ có hàm lượng thuốc BVTV tổng hợp thấp hơn so với thực phẩm thường. Điều này làm giảm mức độ thuốc BVTV tổng hợp trong cơ thể. Một nghiên cứu trên hơn 4.400 người trưởng thành cho thấy, những người ăn các loại thực phẩm hữu cơ có mức độ thuốc BVTV trong nước tiểu thấp hơn.

Tuy nhiên, các loại thực phẩm hữu cơ lại chứa hàm lượng thuốc BVTV sinh học cao hơn. Một nghiên cứu trên olive và dầu olive sử dụng thuốc BVTV hữu cơ cho thấy nồng độ thuốc BVTV rotenone, azadirachtin, pyrethrin và thuốc diệt nấm cao.  

Thực phẩm hữu cơ thường chứa ít thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp hơn

Các thuốc BVTV hữu cơ này cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường. Có người cho rằng, vì thuốc BVTV tổng hợp được thiết kế để có thời hạn sử dụng lâu hơn và có thể lưu lại lâu hơn trong cơ thể và môi trường nên chúng gây hại hơn. Điều này đôi khi đúng. Song, có nhiều ví dụ về thuốc BVTV hữu cơ có tác động dài lâu hơn so với thời gian trung bình của thuốc BVTV tổng hợp.

Nhiều người cũng có quan điểm cho rằng thuốc sinh học thì thường ít hiệu quả hơn tổng hợp, nên sử dụng chúng thường xuyên và ở liều cao hơn. Song trên thực tế, khi ngưỡng thuốc BVTV tổng hợp vượt quá 4% hoặc hơn, mức rotenone và đồng luôn cao hơn giới hạn an toàn.

Nhìn chung, tác hại tiềm ẩn từ thuốc BVTV tổng hợp và hữu cơ phụ thuộc vào loại thuốc cụ thể và liều lượng. Tuy nhiên, cả 2 loại thuốc BVTV không gây ra vấn đề sức khoẻ ở nồng độ được tìm thấy trong thực phẩm.

Thực phẩm biến đổi gene có ít thuốc BVTV hơn không?

GMO là sinh vật biến đổi gene để tăng cường sự phát triển, tính linh hoạt và khả năng chống côn trùng tự nhiên.  

Về mặt lịch sử, các loại thực vật hoang dã được lai giống để có được những đặc điểm tốt hơn trong canh tác, bằng cách chọn lọc những cây trồng có các đặc tính lý tưởng nhất. Hình thức lựa chọn di truyền này đã được ứng dụng trong mọi loại thực vật - nguồn cung cấp lương thực phổ biến trên thế giới. Trong lai giống, những thay đổi được thực hiện dần dần qua nhiều thế hệ.

Ngô GMO có khả năng chống chịu sâu bệnh cao hơn

Trong khi đó, thay đổi về gene có thể tạo ra đặc điểm không giống với quá trình gây giống. GMO sử dụng các kỹ thuật khoa học để tạo ra các giống cây trồng mục tiêu có đặc điểm di truyền cụ thể. Một ví dụ như ngô được lai với vi khuẩn Bt để tiêu diệt côn trùng. Bởi vì các giống cây GMO đã có khả năng đề kháng nên sẽ cần ít thuốc BVTV hơn để canh tác thành công, GMO có thể giảm tác động xấu đến môi trường và sức khỏe tổng thể do dùng ít thuốc BVTV tổng hợp và sinh học hơn.

Nhiều đánh giá toàn diện về các kết quả nghiên cứu trên người và động vật chỉ ra rằng, không có bằng chứng nào cho thấy GMO có hại cho sức khỏe. Một số lo ngại nêu ra rằng GMO kháng glyphosate (Roundup) đồng nghĩa với việc sẽ khiến việc sử dụng thuốc diệt cỏ gia tăng ở mức độ cao hơn.

Trong khi một nghiên cứu cho rằng, nồng độ glyphosate cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư của động vật trong phòng thí nghiệm, mức độ này vẫn cao hơn nhiều trong GMO và môi trường. Đánh giá nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng nồng độ glyphosate thực tế là an toàn.

GMO đòi hỏi ít thuốc BVTV, điều này làm giảm nguy cơ thiệt hại về thuốc BVTV cho nông dân, ít ảnh hưởng đến người thu hoạch, người sống gần các trang trại. Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các nghiên cứu khoa học đều chứng minh rằng GMO là an toàn.

Cũng cần lưu ý rằng, các bằng chứng khoa học đều cho rằng, ăn nhiều trái cây và rau củ có rất nhiều lợi ích sức khỏe. Điều này là đúng, bất kể sản phẩm đó có là hữu cơ hay được trồng theo cách tự nhiên và liệu có bị biến đổi về mặt di truyền hay không.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội