Vì sao ăn hạt cây ngô đồng lại bị ngộ độc?

Cây ngô đồng được trồng nhiều ở các trường học do tán rộng, lá xanh tốt quanh năm

9 học sinh ngộ độc vì nghi ăn hạt ngô đồng

Đình chỉ cơ sở bánh mì nghi gây ngộ độc hàng loạt

Vụ 3 người trong gia đình ngộ độc nấm: Anh trai tử vong, bố đang nguy kịch

Cần làm điều gì đầu tiên khi có người bị ngộ độc thực phẩm?

Cây ngô đồng thân gỗ là loại cây phát triển quanh năm nên được trồng nhiều nơi ở Việt Nam. Có hai loại cây ngô đồng là ngô đồng cảnh và ngô đồng thân gỗ. Ngô đồng thân gỗ được trồng nhiều ở sân nhà và sân trường học để che bóng mát.

Loại cây này thân có gai, lá hình tim, hơi ba cạnh, nhựa và hạt cây có chứa chất dầu, có độc. Quả cây này lúc chín có màu nâu sậm, bên trong có nhiều hạt. Thân, lá và nhựa cây ngô đồng có nhiều tác dụng như làm đen tóc, chữa rụng tóc, bệnh ngoài da, lở loét miệng... Ở Việt Nam, loại này ít được dùng làm thuốc. 

Hạt cây ngô đồng có chứa chất curcin có thể gây ngộ độc

Vì sao hạt ngô đồng gây ngộ độc? 

Ngô đồng cũng chứa độc tố gây hại cho sức khỏe. Nhựa và hạt của cây chứa chất curcin rất độc, có thể gây bệnh ở gan và hệ tiêu hóa. Trẻ nhỏ không may ăn phải hạt ngô đồng sẽ bị tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, bỏng rát ở họng. Trường hợp ngộ độc nặng, bệnh nhân có thể bị ức chế hệ thần kinh trung ương, rối loạn tim mạch, xuất huyết tiêu hóa.

Làm gì khi trẻ ăn phải ngô đồng?

Nếu trẻ ăn nhầm quả ngô đồng thì lập tức dùng mọi biện pháp làm trẻ nôn ra, càng nôn được nhiều càng tốt. Trong khi nôn cần để đầu nghiêng một bên và dùng khăn lau sạch các chất dịch, đàm nhớt. Cho trẻ uống một cốc nước ấm (có thể pha muối) rồi tiếp tục để trẻ nôn.

Tuyệt đối không ăn hạt ngô đồng để tránh ngộ độc

Sau khi tiến hành sơ cứu tạm thời, hãy đưa trẻ bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất. Đồng thời, gia đình nên đem theo quả hoặc hạt khiến trẻ bị ngộ độc để bác sỹ xác định đó có phải là cây ngô đồng hay không. Theo các chuyên gia, hầu hết các độc chất trong cây ngô đồng đều không có thuốc giải, thuốc đặc trị nên chỉ điều trị theo triệu chứng. Nếu ngộ độc cây ngô đồng, cần xét nghiệm máu, đường huyết, chức năng gan…

Người bệnh thường được điều trị triệu chứng, rửa dạ dày, uống than hoạt tính, truyền dịch để bù lượng nước bị mất do nôn, tiêu chảy, rối loạn điện giải...

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội