Cần làm điều gì đầu tiên khi có người bị ngộ độc thực phẩm?

Uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể sau khi nôn vì ngộ độc thực phẩm

Vụ 3 người trong một gia đình bị ngộ độc nấm: 1 bệnh nhân đã tử vong

Bà bầu cần làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Làm sao để tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết?

12 loại thực phẩm có sẵn trong bếp giải cứu cơ thể khỏi ngộ độc thực phẩm

Cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

Điều quan trọng nhất khi phát hiện một người bị ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thức ăn là gây nôn ngay lập tức cho bệnh nhân. Việc nhanh chóng nôn thức ăn ra ngoài giúp thải loại chất độc ra ngoài nhanh, tránh thức ăn nhiễm độc ở lâu trong đường tiêu hóa và gây nguy hiểm cho người bệnh. Có thể dùng hai ngón tay móc họng để kích thích nôn hết thức ăn ra ngoài, hoặc uống một cốc nước muối loãng, rồi dùng tay hoặc thìa đè vào cuống lưỡi để nôn ra càng nhiều càng tốt.

Điều quan trọng nhất khi ngộ độc thực phẩm là gây nôn ngay lập tức cho người bệnh

Với trẻ, khi kích thích nôn, bạn cần lưu ý một số điều sau: Phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn để khăn bên cạnh để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.

Nếu người bệnh không thể nôn được nên cho uống than hoạt tính. Với tác dụng hút và thẩm thấu chất độc than hoạt tính sẽ ngăn không cho chất độc thấm vào máu, đây là biện pháp xử lý ngộ độc thực phẩm hiệu quả.

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm nên được bù nước và điện giải

Nếu trường hợp sơ cứu mà bệnh nhân thấy giảm các triệu chứng ngộ độc và bình phục dần thì cho nằm nghỉ ngơi cho lại sức. Nên cho ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu để có thể bình phục nhanh nhất. Nên bù nước cho người bệnh bằng cho uống bù dung dịch oresol (pha một gói oresol với 1 lít nước), nước cháo, nước cam, nước dừa… Cũng có thể pha nửa thìa cà phê muối, 4 thìa cà phê đường với 1 lít nước cho bệnh nhân uống. Ngoài việc bù nước và điện giải, việc uống các dung dịch kể trên còn giúp pha loãng bớt chất độc trong cơ thể bệnh nhân, hạn chế tác hại xuống mức tối thiểu. Nếu trường hợp người bị ngộ độc không giảm các triệu chứng mà càng nặng hơn thì cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp sơ cứu kịp thời.

Tuyệt đối không được gây nôn nếu bệnh nhân hôn mê. Việc kích thích gây nôn cho những bệnh nhân đang hôn mê có thể khiến bệnh nhân bị sặc thức ăn vào đường thở, rất nguy hiểm.

Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Để hạn chế ngộ độc thực phẩm một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

- Nên chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Mua thực phẩm tươi sống, sạch và nên chọn các loại thịt ngon đảm bảo chất lượng.

- Không ăn bơ, sữa hay các sản phẩm từ bơ sữa để quá lâu.

Nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng

- Thịt cá tươi cần bỏ vào bao sạch để vào ngăn đá của tủ lạnh. Nếu lấy ra nấu thì cần ăn hết, không nên lấy ra rã đông rồi cất lại để dành.

- Thức ăn có mùi lạ phải bỏ đi.

- Không ăn cá thịt ươn hay vừa mới bắt đầu ươn.

- Khi đi du lịch, cẩn thận khi ăn uống dọc đường.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp