Việt Nam đã tiêm được hơn 135 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 - Ảnh: Sức khỏe+
Hà Nội vượt 20.000 ca COVID-19, số F0 chuyển nặng tại TP.HCM tăng
Hà Nội triển khai dùng thuốc Molnupiravir cho người mắc COVID-19 thể nhẹ
TP.HCM kiến nghị Bộ Y tế bổ sung 3.000 bác sỹ, điều dưỡng
Phần lớn bệnh nhân COVID-19 tử vong chưa tiêm vaccine
Tỷ lệ sử dụng đạt 88% số vaccine phân bổ trong 103 đợt
Tính đến ngày 14/12, Việt Nam đã tiếp nhận gần 169 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó mua từ Ngân sách nhà nước hơn 80 triệu liều, từ các nguồn viện trợ/ tài trợ hơn 88 triệu liều.
Bộ Y tế đánh giá từ đầu tháng 9 đến tháng 12, tốc độ tiêm chủng tại các địa phương tăng đáng kể. 43 tỉnh, thành phố có trên 90% dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều vaccine, trong đó 30 tỉnh đạt trên 95%. Trung bình 1 ngày tiêm được từ 1-1,5 triệu liều vaccine và tốc độ tiêm vaccine của Việt Nam trong tháng 11/2021 đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ
Đến hết ngày 14/12, cả nước đã tiêm được hơn 135 triệu liều, tỷ lệ sử dụng đạt 88% số vaccine phân bổ trong 103 đợt. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine của Việt Nam/dân số xếp thứ 4 trong khu vực (sau Singapore và Campuchia, Brunei).
Mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới là 40% dân số của các quốc gia được tiêm đủ liều vaccine đến cuối năm 2021 và 70% dân số của các quốc gia được tiêm đủ liều vaccine đến giữa năm 2022. Đến nay, Việt Nam đã đạt trên 60% dân số được tiêm đủ liều vaccine, vượt 20% so với mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới trong năm 2021.
Hướng dẫn mới nhất về cách ly đối với người nhập cảnh
Ngày 16/12, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về phòng chống dịch COVID-19 với người nhập cảnh. Theo hướng dẫn này, người nhập cảnh Việt Nam phải có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong 72h (trừ trẻ em dưới 2 tuổi), khai báo y tế, cài đặt ứng dụng PC-Covid để theo dõi sức khỏe.
Với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19
- Trong 3 ngày đầu kể từ ngày nhập cảnh: Người nhập cảnh tự theo dõi sức khoẻ tại nơi lưu trú (gồm nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, trụ sở của cơ quan đại diện, ký túc xá, nhà khách của cơ sở sản xuất, kinh doanh…), không được tiếp xúc với người xung quanh, không được ra khỏi nơi lưu trú.
- Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 kể từ ngày nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục theo dõi sức khoẻ đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh, trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.
Bộ Y tế cũng nêu rõ, những người này phải có chứng nhận tiêm chủng/hộ chiếu vaccine đã được Việt Nam công nhận. Nếu là F0 khỏi bệnh, phải có giấy xác nhận do cơ quan có thẩm quyền các nước cấp.
Với người nhập cảnh chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine COVID-19:
- Thực hiện cách ly tại nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày nhập cảnh, thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục theo dõi sức khoẻ đến hết 14 ngày, trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.
Người nhập cảnh dưới 18 tuổi, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền sẽ được cách ly cùng người chăm sóc. Điều kiện là người chăm sóc phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc là F0 khỏi bệnh.
Công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân (vợ/chồng, con), nếu chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều, sau khi nhập cảnh sẽ được tiêm chủng miễn phí.
Ngoài ra, Bộ Y tế nêu rõ, người nhập cảnh tự chi trả phí xét nghiệm, cách ly, khám chữa bệnh và các chi phí liên quan. Tất cả người nhập cảnh được khuyến khích tự xét nghiệm nhanh kháng nguyên vào ngày đầu tiên.
Thời gian áp dụng quy định này từ 1/1/2022. Trước đó vào tháng 8/2021, Bộ Y tế quy định người nhập cảnh Việt Nam đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 và xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR âm tính vẫn phải cách ly tập trung 7 ngày, theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo. Như vậy, theo quy định mới, tất cả các trường hợp nhập cảnh Việt Nam sẽ không phải cách ly tập trung.
Bình luận của bạn