Cần Thơ ghi nhận 118 ca sốt xuất huyết

Số ca sốt xuất huyết ở TP. Cần Thơ có chiều hướng gia tăng

Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

5.200 ca mắc sốt xuất huyết, 3 tử vong

Năm 2015: Nguy cơ sốt xuất huyết gia tăng trở lại

TP.HCM: Bệnh sốt xuất huyết tăng trên 41%

Sốt xuất huyết gia tăng tại Hà Nội

Hiện Khoa Sốt xuất huyết - Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ có 40 giường bệnh nhưng có tới 53 bệnh nhi đang điều trị. BS Bùi Hùng Việt, Trưởng khoa Sốt xuất huyết cho biết, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/3, số bệnh nhân bị sốt xuất huyết nhập viện điều trị tại khoa thường dao động từ 30 - 40 người/ngày. Đặc biệt, lượng bệnh có tăng hơn trong 2 tuần gần đây.

Năm 2014, bệnh viện tiếp nhận 638 ca, trong đó có 334 ca ở TP. Cần Thơ. Riêng đầu năm 2015 đến ngày 10/3, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho 115 ca, riêng Cần Thơ chiếm đa số với 72 ca mắc sốt xuất huyết.

Theo các bác sỹ, bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra. Cho đến nay, đây vẫn là một bệnh rất nguy hiểm bởi những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong do trụy tim mạch (sốc) và xuất huyết ồ ạt.

Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Sau khi đốt người bị bệnh sốt xuất huyết, muỗi vằn nhiễm virus Dengue và sau đó khi chích cho người khác, nó sẽ làm lây bệnh sốt xuất huyết. Nếu bệnh nhân bị sốt cao (39 - 40 độ C) từ 2 ngày trở lên, phải nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết và đưa đến cơ sở y tế để được bác sỹ khám, theo dõi và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết tăng cao ở một số quận, huyện của Cần Thơ, lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng TP. Cần Thơ tổ chức đoàn công tác đến các địa phương làm việc và chỉ đạo triển khai phun thuốc trên diện rộng diệt muỗi ở các ấp, khu vực có số ca mắc sốt xuất huyết tăng.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, kịp thời xử lý các ổ dịch sốt xuất huyết, Trung tâm Y tế dự phòng TP. Cần Thơ mỗi buổi chiều sẽ cập nhật số liệu bệnh nhân sốt xuất huyết toàn thành phố đang điều trị tại các bệnh viện để báo cáo lãnh đạo ngành y tế và thông báo các quận, huyện, trạm y tế xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, mỗi người dân cũng cần chủ động phòng ngừa mắc bệnh sốt xuất huyết bằng cách tránh muỗi đốt như ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, xoa kem chống muỗi ở da, dùng hương muỗi, thuốc phun diệt muỗi trong nhà. Muỗi vằn đẻ trứng và trứng phát triển thành lăng quăng nơi nước trong. Do đó, phải tiêu diệt hết lăng quăng bằng cách dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, dẹp bỏ các nơi đọng nước như lu, máng, lon, hộp, gáo dừa, vỏ xe…

Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết có có màu đen, thân và chân có những đốm trắng. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Chúng thường trú đậu ở trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi...
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin