5.200 ca mắc sốt xuất huyết, 3 tử vong

Thông tin từ Bộ Y tế cho thấy, đã có 3 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

Cần Thơ: Nhiều bệnh nhi sốt xuất huyết nặng

TP.HCM: Bệnh sốt xuất huyết tăng trên 41%

Việt Nam tham gia nghiên cứu vaccine ngừa sốt xuất huyết

Đại dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh ở Trung Quốc

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Theo Báo cáo của Bộ Y tế, cả nước ghi nhận hơn 5.200 trường hợp mắc sốt xuyết tại 38 tỉnh thành, trong đó đã có 3 ca tử vong. So với cùng thời kỳ năm 2014, số ca mắc sốt huyết tăng 27%, tử vong tăng 2 ca. Thông tin từ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, rải rác mỗi tháng các bác sỹ tiếp nhận từ 3 - 4 ca sốt xuất huyết.

Ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế chia sẻ, nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì dịch sốt xuất huyết có xu hướng tăng, chủ yếu ở khu vực phía nam nhưng nếu so với giai đoạn 5 năm trước đó thì giảm đến hơn 50%.

Dù vậy, thời điểm tháng 7 - 8 mới là đỉnh dịch. Sốt xuất huyết thường bùng phát trong điều kiện thời tiết nóng nắng kèm theo mưa. Ông Phu lưu ý, đỉnh dịch đã có sự thay đổi, năm ngoái dịch sốt xuất huyết kéo dài đến tận tháng 12 trong khi mọi năm đến tháng 10 là bắt đầu có xu hướng giảm.

Theo các bác sỹ, những dấu hiệu người bị mắc sốt xuất huyết bao gồm: Sốt cao 39 - 40 độ C đột ngột, liên tục trong 3 - 4 ngày. Có những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn. Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng. Có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi).

Khi người nhà bị mắc sốt xuất huyết, nếu trường hợp nhẹ, để người bệnh nghỉ ngơi, cho ăn nhẹ (cháo, súp, sữa) và uống nhiều nước hơn bình thường, có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước oresol, nước cam vắt, nước chanh đường… Hạ sốt với thuốc Paracetamol, lau nước ấm khi sốt cao. Theo dõi bệnh và mang ngay đến bệnh viện khi thấy có các dấu hiệu trở nặng bất ngờ. 

Việc dịch bệnh có bùng phát hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân. Nên ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày. Không ngồi gần nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt. Có thể thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ da khỏi bị muỗi đốt.

Không tạo nơi cho muỗi đẻ bằng cách đậy kín những vật dụng có thể chứa nước. Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu.

Việt Nam hiện lưu hành 4 chủng virus sốt xuất huyết, bệnh không có miễn dịch chéo nên một người có thể mắc nhiều dạng. Miễn dịch của bệnh không bền vững suốt đời nên người mắc năm nay sang năm vẫn có thể mắc lại. Bệnh nhân sốt xuất huyết cũng là một nguồn lây lan. Các chuyên gia khuyến cáo với những bệnh có dự phòng bằng vaccine, người dân nên chủ động đưa con đi tiêm đúng lịch, đủ mũi.

Sốt xuất huyết xảy ra ở các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh rất phổ biến ở cả Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả thành thị và nông thôn. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là các tháng 7, 8, 9, 10.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn