1
2

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn - Nguyên Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền (A10), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chia sẻ với SK+ về tầm quan trọng của giải pháp chăm sóc sức khỏe tổng thể và vai trò của TPCN trong giải pháp này.

3

Tôi rất thích cụm từ "giải pháp tổng thể". Chúng ta có thể hiểu, tổng thể là sự kết hợp một cách toàn diện. Một trong những nguyên tắc điều trị mà tôi thường tư vấn cho bệnh nhân là phải có giải pháp toàn diện. Việc chờ đợi có một “thánh dược” chỉ cần sử dụng riêng trong một thời gian ngắn giúp khỏi hoàn toàn bệnh là điều không bao giờ có.

4

T thứ nhất là tinh thần: Mặc dù hiện nay đời sống của con người đã tốt hơn. Thế nhưng những căng thẳng thần kinh, stress có thể làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý, thậm chí có thể gây ra tình trạng đột quỵ não, đột quỵ tim. Đức Phật dạy hoan hỉ là vô cùng quan trọng, chính nó kích thích cho cơ thể sức đề kháng tốt.

T thứ hai là thực phẩm: Liên quan đến ăn uống, thực dưỡng. Như tôi đã nói ngay từ đầu, ăn uống cũng cần tư vấn và tuân thủ nguyên tắc là ăn đủ chất và cân bằng, trọng dụng một số đồ ăn thức uống có lợi cho bệnh lý của mình. Ví dụ với những người bị đái tháo đường nên ưu tiên những đồ ăn, thức uống từ các loại dưa như dưa hấu, dưa gang...

T thứ ba là tập thể dục, thể thao: Tập luyện bao gồm thể dục thể thao hiện đại và tập bộ môn y học cổ truyền như yoga, khí công, dưỡng sinh, thái cực quyền, vẩy tay, ngồi thiền... Cuộc sống là vận động, sự sống là vận động mà không vận động là đi đến cái chết.

T thứ tư là thuốc và TPCN: Thuốc tôi sẽ không nói nhiều vì thuộc về lĩnh vực và trách nhiệm của bác sĩ. Còn TPCN chỉ là một khâu trong một giải pháp mang tính chất tổng thể nhưng nó đóng một vai trò rất lớn. Mỗi loại thảo dược thì bản thân nó đã là một bài thuốc tổng hợp, chưa nói đến vấn đề TPCN sẽ kết hợp nhiều thành phần khác nhau từ chất dinh dưỡng, các hoạt chất, nguyên tố vi lượng, vitamin...

Cho nên có thể nói, TPCN kết hợp với thực phẩm truyền thống giúp cho vấn đề bổ sung chất dinh dưỡng, củng cố và tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, góp phần vào vấn đề dự phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý mà chúng ta có thể mắc phải.

5

Khi áp dụng giải pháp tổng thể, điều đầu tiên sẽ giúp nâng cao sức khỏe. Thông thường trong Tây y bây giờ, chúng ta chỉ chú ý đến “cây” mà không chú ý đến “rừng”. Có nghĩa khi một người bị bệnh dạ dày hoặc bệnh tim, chúng ta chỉ chú trọng đến bệnh đó. Còn việc chăm sóc sức khỏe tổng thể chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Hiện nay, các TPCN ở Việt Nam có tới 70 - 80 % là từ thảo dược với công dụng giúp nâng cao sức khỏe tổng thể.

6

Bên cạnh đó, nó còn giúp cho vấn đề hỗ trợ điều trị, điều này không thể phủ nhận. Hiện nay, có rất nhiều TPCN từ thảo dược nhưng theo quan điểm của tôi thực chất nó là thuốc. Tuy nhiên, con đường để sản phẩm được đăng ký công nhận là một loại thuốc chữa bệnh quá công phu, vất vả, khó khăn và tốn kém nên nhiều doanh nghiệp đi theo con đường TPCN. Do đó, có những TPCN thực chất có công dụng rất mãnh liệt nhưng lại “lọt lưới” và gây ra những bất lợi cho người tiêu dùng.

Hiệu quả của giải pháp tổng thể còn hỗ trợ kéo dài và nâng cao tuổi thọ. Kéo dài tuổi thọ ngoài vấn đề ăn uống, tinh thần, tập luyện, thì sử dụng TPCN là một xu hướng nhiều người sử dụng. TPCN tác dụng thanh trừ gốc tự do, hỗ trợ chống quá trình oxy hóa, từ đó giúp kéo dài tuổi thọ.

7
8

Câu hỏi của bạn mang tính khá vĩ mô. Nhưng với quan điểm của tôi, để xây dựng được giải pháp chăm sóc sức khỏe tổng thể, trong đó có TPCN thì chúng ta cần có một nhận thức đúng đắn.

Đầu tiên cần hiểu rõ khái niệm TPCN, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng… Hiện nay Bộ Y tế đã đưa ra định nghĩa những khái niệm này, vì vậy người dân cần hiểu đúng về các khái niệm. 

9

Nếu nhận thức của người tiêu dùng không đúng sẽ dẫn đến những suy nghĩ cực đoan và TPCN tiếp tục bị xem như “con ghẻ”. Cho nên chúng ta phải có nhận thức đúng để đánh giá và đặt TPCN vào đúng vị trí của nó. TPCN không được phép thay thế thuốc chữa bệnh, đồng thời cũng không thể thay thế được tất cả những thực phẩm mang tính chất truyền thống.

Thứ hai, chúng ta cần có một quyết sách đúng. Việc này liên quan đến chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn, thông tư của Bộ Y tế. Nếu những quy định liên quan đến TPCN hiện tại không còn phù hợp thì việc thay đổi là điều tất yếu, nhất là hiện nay chúng ta có tới hơn 12.000 các loại TPCN khác nhau.

Thứ ba là thể chế, tức là một hệ thống đủ năng lực để theo dõi, phân loại, quản lý, xử lý, thậm chí có hình thức xử phạt. Muốn thế Bộ Y tế và các ban, ngành liên quan phải có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và giám sát, đặc biệt là việc cấp phép lưu hành. Hiện nay có thể nói rằng, Bộ Y tế rất quan tâm đến chuyện này, khi ban hành những thông tư, hướng dẫn, giấy kiểm nghiệm độ an toàn, giấy phép quảng cáo… Thế nhưng việc ban hành phải song song với kiểm tra, nhiều khi có những lô TPCN kiểm tra ban đầu đạt chất lượng nhưng do lợi nhuận mà các doanh nghiệp làm các lô sau khác đi. Vậy ai là người đảm bảo rằng tác dụng của các lô sau có được như lô trước? Đó là điều quan trọng.

10

Tôi nghĩ rằng nên có chương trình riêng về TPCN, mà không thể ghép vào vấn đề dược học. Chúng ta cần có giáo trình, giáo án, có số tiết để các bác sĩ có cái nhìn khái quát và nhìn nhận đúng nhất về TPCN. Mục đích không chỉ vấn đề quản lý và hướng dẫn dùng TPCN. Mà họ có thể tham gia vào làm cố vấn cho các nhà máy sản xuất.  Từ đó, nâng cao chất lượng TPCN và đưa sản phẩm nước ta có thể xuất khẩu sang nước ngoài.

11
12
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện