VAFF thành lập Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm TPCN
Tôi tìm lại được sức khỏe “vàng” nhờ TPCN
TPCN kém chất lượng: Dân mất đi cơ hội tăng cường sức khỏe?
Công nhận thành viên sáng lập Hiệp hội TPCN và Tạp chí TPCN
Không nên so sánh cảm tính
Khảo sát trên thị trường hiện nay cho thấy, có rất nhiều sản phẩm TPCN có tác dụng hỗ trợ điều trị/phòng ngừa các bệnh lý mạn tính như ung thư, đái tháo đường, tim mạch, béo phì... Nhập ngoại có, do các công ty sản xuất trong nước cũng có. Giá thành cũng rất đa dạng, nhưng thực tế các sản phẩm nội có giá thành rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm nhập ngoại. Tuy nhiên, theo DS. Nguyễn Xuân Hoàng, TPCN “nội” và “ngoại” không khác nhau. Việc so sánh sản phẩm trong nước không tốt bằng sản phẩm nhập khẩu là không chính xác.
Các sản phẩm TPCN đều chứa các chiết xuất từ thiên nhiên hoặc các hoạt chất sinh học tốt cho sức khỏe con người, có thể hỗ trợ điều trị bệnh
DS. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết: “Người Việt Nam có tâm lý sính ngoại, cho rằng hàng “ngoại” bao giờ cũng tốt hơn hàng “nội” nhưng điều này chưa chắc đã đúng. Không ai có thể đưa đến câu trả lời chính xác rằng TPCN “nội” tốt hơn “ngoại. Để so sánh hay khẳng định được điều này, phải dựa trên thử nghiệm hiệu quả với hai sản phẩm song song trên cùng một tiêu chí và trên những cá thể tương đồng. Ví dụ, hiện nay, nhiều người thích TPCN sản xuất tại Mỹ bởi tin rằng nó sản xuất theo tiêu chuẩn của Mỹ nên chắc chắn nó sẽ tốt hơn các sản phẩm (cùng loại) được sản xuất tại quốc gia khác. Nhưng chưa chắc. Các nhà khoa học đánh giá hiệu quả một sản phẩm phải dựa trên hàm lượng sản phẩm ấy thế nào, hỗ trợ điều trị bệnh gì, các bằng chứng khoa học tác dụng và độ an toàn trên động vật thử nghiệm… mới có thể đánh giá được. Còn kết luận dựa trên mức độ cảm tính thì không thể biết được sản phẩm nào tốt hơn”.
Vậy vì sao giá thành sản phẩm lại có sự chênh lệch đến vậy? Trả lời cho câu hỏi này, DS. Nguyễn Xuân Hoàng khẳng định, đó là do các sản phẩm sản xuất trong nước không mất thuế nhập khẩu, giá nguyên liệu và nhân công rẻ. Hiện nay, mức thuế nhập khẩu với các sản phẩm TPCN là từ 30 – 40%, khiến giá bán sản phẩm bị đẩy cao. Chưa kể chi phí vận chuyển, nhân công lao động đắt đỏ tại các quốc gia phát triển…
Ngoại tốt nhờ công nghệ
DS. Nguyễn Xuân Hoàng cho rằng, các điểm mạnh của các sản phẩm nhập ngoại là nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ và những thử nghiệm hiệu quả trên động vật, trên người dựa trên những tài trợ dài hạn về nghiên cứu, thử nghiệm từ các hãng dược lớn, có uy tín trên cộng đồng quốc tế.
Một sản phẩm TPCN nhập ngoại phải tuân thủ tất cả các tiêu chí từ nguyên liệu đến sản xuất và thử nghiệm hiệu quả trước khi đưa ra thị trường.
Thử phân tích một sản phẩm TPCN hỗ trợ điều trị ung thư mới được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cấp phép trong tháng 5/2014 vừa qua. Sản phẩm này được các nhà khoa học Cuba bắt đầu nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ trước khi phát hiện ra dược tính của loài bọ cạp xanh (Rhopalurus Junceus). 15 năm nghiên cứu thực tế cộng với những minh chứng lịch sử chữa bệnh bằng nọc độc bọ cạp, các nhà khoa học Cuba mới cho ra đời thế hệ sản phẩm đầu tiên, thứ hai và thứ ba giúp giảm đau ung thư và hỗ trợ điều trị/phòng ngừa bệnh u bướu. Cho đến nay, có hàng nghìn bệnh nhân đã sử dụng sản phẩm này trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung bướu. Kết quả nghiên cứu độc lập của một quốc gia khác trên những bệnh nhân tình nguyện cho thấy, 96% bệnh nhân có hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị.
Phải nói rằng, để đạt được thành tựu này, các nhà khoa học Cuba đã có đầu tư một khoản tiền khổng lồ và một số lượng các nhà nghiên cứu, tình nguyện viên không nhỏ với những công nghệ hiện đại trong chiết xuất, tăng hoạt lực của nọc độc đối với khối u… Sản phẩm này của Cuba đã được các nhà y tế, các chuyên gia khoa học đánh giá cao.
Một điểm mạnh nữa của các sản phẩm TPCN nhập ngoại là việc tuân thủ tốt các tiêu chí về đầu tư cho nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất, phân phối sản phẩm TPCN theo đúng những quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Đó là, áp dụng GACP-WHO đối với nuôi trồng và thu hái dược liệu cho sản xuất TPCN, GMP với sản xuất TPCN và GLP đối với việc vận chuyển, phân phối TPCN. Các công ty muốn sản xuất TPCN bắt buộc phải tuân theo các tiêu chí này, chưa kể việc bắt buộc thử nghiệm hiệu quả, đánh giá tác dụng và độ an toàn của sản phẩm trên vật nuôi và người tình nguyện. Kết quả kiểm nghiệm hiệu quả trên người của sản phẩm sẽ góp thêm phần quan trọng vào chuỗi giá trị của sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm.
TPCN đem lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng
Có tuân thủ tốt những quy định này, một sản phẩm TPCN nói chung mới được tung ra thị trường. Theo DS. Nguyễn Xuân Hoàng, tại Việt Nam, các sản phẩm sản xuất trong nước chưa đạt được những tiêu chí như sản phẩm nhập khẩu. Nhưng, các sản phẩm do các công ty trong nước sản xuất cũng có những điểm mạnh riêng.
Nội tốt nhờ kinh nghiệm thực tiễn
Theo DS. Nguyễn Xuân Hoàng, lợi thế của Việt Nam là có nguồn nguyên liệu thảo dược, khoáng chất dồi dào, phong phú cùng với kinh nghiệm y học cổ truyền hơn hẳn nhiều nước trên thế giới. Các sản phẩm TPCN được xây dựng, phát triển dựa trên những bài thuốc quý được tích lũy từ nhiều năm kinh nghiệm khám, chữa bệnh của Đông y. Đây là một lợi thế không nhỏ mà các nhà sản xuất TPCN Việt Nam đang tận dụng triệt để. Hiện nay, cũng không ít sản phẩm TPCN được phát triển dựa trên các bài thuốc này được người tiêu dùng lựa chọn, tin tưởng.
Tuy nhiên, điểm yếu trong việc sản xuất TPCN mà các công ty sản xuất chưa chú ý đến. TPCN được sản xuất từ các loại nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên thực vật, động vật… nên rất dễ bị nhiễm khuẩn, hỏng và biến đổi chất lượng. Do vậy, khâu kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào, bảo quản và chế biến các loại TPCN rất quan trọng. Do tính chất dễ biến đổi và phức tạp, các hoạt chất được xác định có hàm lượng rất thấp trong nguyên liệu của TPCN nên việc kiểm soát quá trình là rất cần thiết.
Nhiều sản phẩm TPCN của Việt Nam và Trung Quốc đang được nghiên cứu và phát triển dựa trên các bài thuốc cổ truyền đã được chứng minh công dụng từ hàng trăm năm nay
Ngoài ra, cho đến nay, quy trình kiểm soát việc sản xuất TPCN đạt tiêu chuẩn GMP, ISO HACCP vẫn chưa được chú trọng. Ngay với nguồn nguyên liệu sản xuất TPCN, công tác quản lý cũng chưa được chú trọng. Không hiếm sản phẩm không có hồ sơ nuôi trồng nguyên liệu. “Chỉ đến khi thành phẩm mới đem đi kiểm nghiệm xem sản phẩm có đạt tiêu chuẩn không thì sẽ rất khó đo giá trị sản phẩm”, DS. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết.
Cũng chính vì vậy, không ít chuyên gia y tế, người tiêu dùng có xu hướng quay lưng với TPCN nội. Có khắc phục được những điểm yếu này, TPCN nội mới có cơ hội giành lại cán cân cân bằng ngay trong thị trường trong nước.
DS. Nguyễn Xuân Hoàng
Bình luận của bạn