Có thể dùng TPCN để hỗ trợ điều trị mỡ máu cao?
TPCN: Nguy cơ thất thế ngay trên sân nhà
VAFF thành lập Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm TPCN
50% cơ sở TPCN vi phạm: “Bệnh nặng do nhờn thuốc”
TPCN được định nghĩa là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
Về nguyên tắc chung, nhà sản xuất công bố là thực phẩm chức năng, phải bảo đảm chất lượng, an toàn và có hướng dẫn về công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng, cảnh báo phù hợp với các quy định. Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm.
Nhiều TPCN kém chất lượng
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều loại TPCN được thổi phồng công dụng như “thần dược”, quảng cáo thành phần có hoạt chất từ thiên nhiên và bán với giá rất cao. Thế nhưng, qua kết quả kiểm nghiệm, nhiều loại TPCN lại phát hiện có nhiều sản phẩm không đáp ứng đủ thành phần nguyên liệu, hàm lượng, thành phần hoạt chất,… thậm chí là chứa cả chất cấm.
Gần đây, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã công bố: trong 12/18 mẫu TPCN (Công ty CP Thế giới khoa học và Tự nhiên nhập khẩu, phân phối) được Chi cục QLTT TP.HCM gửi kiểm nghiệm và đã có kết quả, có đến 10 mẫu không đạt chỉ tiêu chất lượng. Cụ thể, mẫu Complebiol 4 Joints (xuất xứ Mỹ, số lô 31370 và 31369, hộp nguyên niêm phong) hàm lượng Glucosamin chỉ đạt 214 mg/viên và 215 mg/viên (công bố 250 mg/viên). Sản phẩm GENKI 6 dành cho nữ (số lô 254323, nguyên hộp) thì không phát hiện hàm lượng Ginseng noisde. Mẫu kiểm nghiệm sản phẩm GENKI 9 Quee’s Secrect (xuất xứ Nhật Bản) cũng cho kết quả hàm lượng sâm Ginseng noisde không có như nhà nhập khẩu công bố. Cơ quan chức năng đã tạm thu giữ hơn 20.000 hộp của các loại TPCN này.
Các trường hợp kể trên đã vi phạm về “Điều kiện để lưu hành đối với thực phẩm bổ sung” khi mà hàm lượng các chất bổ sung đều thấp hơn thành phần công bố rất nhiều. Trong khi việc công bố công dụng cũng chưa rõ ràng và thống nhất, phù hợp với đối tượng và liều dùng đã công bố
Một số sản phẩm TPCN được giới thiệu là hỗ trợ sinh lý nam giới nhưng lại chứa Sildenafil - dược chất dùng điều trị chứng bất lực ở nam giới và là thành phần có trong các loại dược phẩm như Viagra. Việc sử dụng Sildenafil không theo đơn và sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ sẽ dẫn đến những phản ứng phụ có hại, như: giảm hoặc mất thị lực và thính lực, tụt huyết áp và các biến chứng về tim mạch khác như đột qụy hay nhồi máu cơ tim. Nhóm TPCN giảm béo cũng bị phát hiện chứa Shibutramine - chất cấm dùng trong thực phẩm.
Người tiêu dùng “thiệt”
Việc TPCN nhập ngoại ồ ạt vào Việt Nam, khiến cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước cũng đã tham gia vào lĩnh vực này rất nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TPCN làm ăn đàng hoàng, cung ứng ra thị trường những sản phẩm có chất lượng, vẫn còn không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng những khe hở của pháp luật, sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng và sự cả tin của họ vào những lời quảng cáo “có cánh”, đặc biệt là đánh vào tâm lý người bệnh để bán hàng với giá cao, mà lại không đảm bảo về chỉ tiêu chất lượng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Theo PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam: “Về thực trạng chất lượng của các sản phẩm TPCN ở nước ta hiện nay, rất nhiều sản phẩm cả nhập ngoại lẫn trong nước có chất lượng không đảm bảo theo yêu cầu công bố. Một số sản phẩm TPCN nhập ngoại ở nước ngoài đã cấm lưu hành vì chứa chất cấm vẫn được đưa về Việt Nam bày bán. Trong khi đó, một số cơ sở sản xuất TPCN trong nước lại sử dụng phương thức sản xuất rất đơn giản, thủ công với những nguồn nguyên liệu không đủ chất lượng. Điều này khiến cho người tiêu dùng gặp phải những sản phẩm TPCN kém chất lượng sẽ mất lòng tin về TPCN nói chung, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất nghiêm túc. Đặc biệt, chất lượng hiệu quả an toàn của sản phẩm kém không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn gây nguy cơ xấu cho sức khỏe của người tiêu dùng”.
Cần sớm có quy định cụ thể để quản lý TPCN
Cũng theo PGS.TS Trần Đáng: “bản chất TPCN là rất tốt, tuy nhiên việc thả nổi về sản xuất, thả nổi về quảng cáo đã khiến cho chất lượng của một số sản phẩm TPCN không đảm bảo tiêu chuẩn, gây mất lòng tin với người tiêu dùng. Một trong những nguyên nhân chính ở đây là do nước ta chưa có đầy đủ các quy định cụ thể về quản lý TPCN”.
Với TPCN, hàm lượng mỗi thành phần rất quan trọng vì nó quyết định chất lượng sản phẩm. Hàm lượng không đạt thì công dụng chẳng những không như công bố mà người tiêu dùng còn bị “tiền mất tật mang”. Thế nên việc sớm thực hiện các quy định cụ thể tại Luật An toàn thực phẩm sẽ tăng cường quản lý đối với TPCN. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính sẽ có nhiều cơ hội hơn để đưa được tới người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm TPCN tốt, hỗ trợ tăng cường sức khỏe.
- GAP: Thực hành nông nghiệp tốt cho nuôi trồng, nguồn nguyên liệu phải được kiểm soát để được an toàn.
- GMP: Trong chế biến, điều kiện để sản xuất phải đảm bảo, quy trình phải hiện đại, con người phải có kỹ thuật, thành phẩn phải đúng.
- GLP: Sản phẩm đưa ra thị trường phải chứng minh hiệu quả lâm sàng. Phải được hậu kiểm các chỉ tiêu chất lượng.
Bình luận của bạn