Trải nghiệm văn hóa nghệ thuật Thái Lan giữa lòng Thủ đô Hà Nội

Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam và Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái cắt băng khai mạc triển lãm "Văn hóa và nghệ thuật Thái Lan" tại Hà Nội.

Đâu phải cứ xuất xứ từ Thái Lan là hoa quả "sạch"

Rau quả Thái Lan chứa chất độc hại vượt mức an toàn

Hai hành khách Thái Lan 
mang súng ở 
sân bay Nội Bài

Gia vị: Bí quyết làm nên sự độc đáo của ẩm thực Thái Lan

Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thái Lan (1976 – 2016) và Những ngày văn hóa Thái Lan tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi khai mạc triển lãm, ông Huỳnh Vĩnh Ái - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, năm 2016, Việt Nam và Thái Lan đã cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao, trong đó có "Những ngày văn hóa Thái Lan tại Việt Nam" và "Những ngày văn hóa Việt Nam tại Thái Lan". Trong khuôn khổ những ngày văn hóa Thái Lan tại Việt Nam, khán giả Việt Nam không chỉ được thưởng thức chương trình nghệ thuật của đoàn nghệ thuật Vương quốc Thái Lan biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh mà còn được tiếp cận với không gian văn hóa Thái Lan qua triển lãm văn hóa và nghệ thuật Thái Lan.

Triển lãm “Văn hóa và nghệ thuật Thái Lan tại Việt Nam” giới thiệu vẻ đẹp, sức sáng tạo và sự đa dạng của nghệ thuật và văn hóa Thái Lan thông qua trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ bốn vùng miền của đất nước Thái Lan, bao gồm nghệ thuật làm con rối, túi hoa khô, tranh vải batik, điêu khắc trên trái cây, nghệ thuật cắm hoa tươi và sắp đặt lá chuối…

Trải nghiệm nghệ thuật làm rối Thái Lan tại triển lãm văn hóa nghệ thuật Thái Lan tại Hà Nội

Nghệ thuật làm rối Thái Lan ra đời từ thời Vua Rama đệ ngũ. Đầu con rối thường được làm bằng gỗ nhẹ như gỗ bông, có đường kính khoảng 10-15cm. Người ta chú ý nhiều đến việc chế tác và sơn cho đầu con rối vì đây sẽ là phần khán giả nhìn thấy rõ nhất trong các chương trình múa rối. Sau đó, đầu rối sẽ được gắn vào một ống tre rỗng đường kính khoảng 3-5cm, dài 50cm, tạo thành phần thân con rối. Phần thân này sau đó được “khoác lên” một lớp áo bằng vải thêu tinh xảo.

Nghệ nhân Thái Lan vẽ tranh vải Batik bằng sáp

Tranh vải Batik là tranh được vẽ bằng cách nhỏ sáp nóng lên vải, lên mẫu vẽ hoặc những nơi sơn nhuộm không sử dụng được, và sử dụng sơn nhuộm sáng hơn cho các phần còn lại. Những mẫu hoặc hình vẽ phổ biến là hoa hay thế giới dưới nước như cá, san hô, và đời sống thường ngày của người dân địa phương nơi có kỹ thuật vẽ tranh batik trên vải.

Trong thời gian diễn ra triển lãm, sẽ có nhiều hoạt động vui chơi, trải nghiệm độc đáo, hướng dẫn thực hành, hội thảo, trao đổi, thao tác tay nghề tại chỗ của các nghệ nhân Thái Lan…

Đây là một hoạt động văn hóa ý nghĩa giới thiệu đến nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế những nét văn hóa đặc trưng của đất nước Thái Lan, qua đó đóng góp tăng cường giao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa 2 nước. Triển lãm sẽ diễn ra đến hết ngày 1/8 tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hà Nội.

Mun Mun H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa