Trẻ chăm chỉ tập đi sẽ giúp xương nhanh liên hơn
Bị loãng xương đừng đi bộ nhiều kẻo gãy xương!
Phụ nữ trung niên dễ gãy xương nếu chỉ số triglycerides cao trong máu
Trẻ gãy xương hàm vì xe tập đi
Mệt mỏi cũng có thể gây gãy xương
Chào bạn!
Trẻ bị gãy xương nếu chăm tập đi, tập cử động sẽ giúp xương liền nhanh hơn. Nếu vận động đúng cách, trẻ có thể rút thời gian liền xương từ 3 - 6 tháng xuống còn từ 2 - 3 tháng tùy loại và vị trí xương bị gãy. Vì vậy sau bó bột bạn nên trẻ trẻ vận động để phục hồi cử động khớp, duy trì sức cơ để nhanh liền xương.
Thông thường, khớp bất động lâu sẽ bị cứng do cơ co ngắn lại, bao khớp bị co, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng. Do vậy cử động khớp là cách tốt để cho dịch khớp lưu thông, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại.
- Cử động nhẹ nhàng: Khi còn đang bó bột, trẻ nên tập đi với nạng. Khi chân đã tháo bột thì bạn nên cho trẻ tập ngồi xổm, leo cầu thang bậc thấp. Bạn cũng nên kết hợp xoa bóp ổ xương gãy cho trẻ, chỉ cần xoa bằng tay không cần dầu, cao vì có thể gây xơ cứng khớp, vôi hóa cạnh khớp.
- Dùng túi chườm nước nóng, chườm lên chỗ đau để luyện tập.
- Nên chia thành từng khoảng thời gian ngắn: Mỗi ngày bạn chỉ cần cho trẻ vận động khoảng 1 - 2h đồng hồ và nên chia làm hai lần vào sáng và chiều, khi cơ thể tỉnh táo. Cũng không nên cho trẻ vận động quá nhiều vì không có lợi cho xương đang bó bột.
- Tập đều đặn: Bạn nên cho trẻ tập luyện hàng ngày, có như vậy, xương của trẻ mới được nuôi dưỡng liên tục và nhanh liền.
Để chóng lành bệnh, bạn cần phải kiên trì tập luyện cho trẻ và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng các chất: Đạm (thịt, cá, trứng, sữa); Chất bột đường (cơm, cháo, phở, ngô, khoai, sắn, đậu...); Chất béo: Dầu thực vật, chất béo trong cá (nên tránh ăn thịt mỡ và mỡ động vật); Vitamin và khoáng chất (rau củ quả các loại). Các món ăn nên được chế biến nhừ, mềm, lỏng, phù hợp với độ tuổi của trẻ, dễ tiêu hóa, tránh những thức ăn khó tiêu. Bạn cũng có thể tăng cường các loại thức ăn chứa nhiều calci như: Sữa, ăn món xương hầm, cá kho nhừ ăn cả xương, tôm, tép, cua... Bạn cũng nên đứa trẻ tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sỹ.
Chúc cháu nhà bạn nhanh lành bệnh!
Bác sỹ Cao Hồng Phúc - Khoa Y học lao động, Học viện Quân y
Bình luận của bạn