- Chuyên đề:
- Bệnh tay chân miệng
Trẻ bị bệnh chân tay miệng ở mức độ nhẹ có thể chữa trị tại nhà
Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?
Phát hiện sớm và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Làm sao phân biệt được bệnh nhiệt miệng và tay chân miệng?
Không mớm thức ăn cho trẻ để phòng bệnh tay chân miệng
Chào bạn!
Bệnh tay chân miệng do 2 loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây nên. Bệnh lây lan rất nhanh và chủ yếu qua đường tiêu hóa. Trẻ bị tay chân miệng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
Bệnh tay chân miệng có biểu hiện sớm nhất là trẻ bị sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó 2 – 3 ngày, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân,... Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết loét rất đau rát làm trẻ khó ăn uống.
Khi trẻ bị tay chân miệng, trẻ sẽ xuất hiện các mụn nước khắp cơ thể. Sau khoảng từ 7 – 10 ngày, các mụn này sẽ bắt đầu khô lại. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng sẽ làm vỡ mụn nước khiến bé bị nhiễm trùng nên hạn chế đụng vào và thậm chí là không tắm cho trẻ vì sợ chúng sẽ vỡ. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng việc không động vào các nốt mụn để hạn chế chúng bị vỡ là đúng nhưng kiêng nước và không vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là một quan niệm sai lầm bởi nếu không tắm cho trẻ sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển dẫn đến những biến chứng khác nguy hiểm hơn.
Điều quan trọng nhất khi trẻ bị tay chân miệng là mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ và giữ vệ sinh sạch sẽ. Do đó, mẹ cần phải tắm cho trẻ để vi khuẩn không có cơ hội phát triển. Mẹ nên nhớ là vệ sinh cho trẻ ở những nơi kín gió và sử dụng nước sạch và xà phòng sát khuẩn nhé!
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
BS. Đinh Thị Thu Hương-Chuyên khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
Bình luận của bạn