Đối phó với bệnh tay chân miệng ở trẻ

Nổi ban trong lòng bàn tay là một dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng tăng: Làm gì để phòng ngừa bệnh?

Không phân biệt được 2 bệnh này, mẹ dễ mất con!

Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Những quan điểm sai lầm về bệnh tay chân miệng

TS.BS Manny Alvarez - Trưởng bộ môn Sản phụ khoa và Khoa học sinh sản tại Trung tâm Y khoa, Đại học Hackensack (Mỹ), trả lời:

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng do virus coxsackie gây ra. Bệnh xảy ra chủ yếu khi thời tiết ấm áp hoặc quanh năm ở những nơi có khí hậu ấm áp.

Trẻ em tại các trường học hoặc trung tâm chăm sóc trẻ em rất dễ bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng vì virus được lan truyền qua tiếp xúc từ người sang người.

Các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện sau 3 – 6 ngày khi tiếp xúc, cụ thể như:

- Sốt

- Đau lưỡi, nướu và bên trong má

- Nổi ban đỏ ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân

- Viêm họng

- Khó chịu và hay cáu kỉnh

- Chán ăn

Nếu cháu đã tiếp xúc với người bị tay chân miệng, bạn sẽ khó có thể phòng bệnh hay ngăn chặn cho trẻ được. Tốt hơn hết là hãy cho trẻ tới gặp bác sỹ nếu thấy xuất hiện những triệu chứng trên và giúp trẻ luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu trong vòng 7 – 10 ngày sắp tới.

Chúc con bạn sức khỏe!

 

TS.BS Manny Alvarez là Trưởng ban biên tập Chuyên mục Sức khỏe của hãng tin Foxnews (Mỹ).

Ông cũng đảm nhiệm vai trò là Trưởng bộ môn Sản phụ khoa và Khoa học sinh sản tại Trung tâm Y khoa, Đại học Hackensack (Mỹ) từ năm 1996. Ngoài ra, ông còn tham gia giảng dạy tại Đại học Y New York.

TS.BS Manny là thành viên tích cực của Hội Chăm sóc trước sinh, Viện Siêu âm Hoa Kỳ, Hội Truyền máu và Cấy ghép tủy…

Năm 2004, TS.BS Manny được nhận danh hiệu “Man of the year” (Người đàn ông của năm) do New Jersey SEEDS – một tổ chức giáo dục – bình chọn.
Thu Hà H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm