Trẻ bị viêm amidan: Những nguyên nhân và dấu hiệu điển hình

Trẻ bị viêm amidan thường bị đau họng, khó nuốt (Ảnh minh họa)

Phân biệt viêm VA và viêm amidan ở trẻ

Thức uống giúp “đối phó” với viêm amidan

4 cách chữa viêm amidan bằng thảo dược

Bị viêm amidan hốc mủ có nên dùng Tiêu Khiết Thanh?

Viêm amidan là gì?

Viêm amidan hay viêm hạch hạnh nhân (Tonsillistis) là tình trạng các hạch bạch huyết có hình quả hạnh nhân treo ở hai bên phía sau cổ họng bị viêm. Các amidan giúp loại bỏ vi trùng trong cổ họng, nhưng khi một virus hoặc vi khuẩn quá mạnh, nó có thể khiến amidan bị sưng và viêm.

Nguyên nhân viêm amidan ở trẻ nhỏ

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A 

Liên cầu khuẩn nhóm A là một loại vi khuẩn khá phổ biến, ảnh hưởng đến 1/5 người bị nhiễm trùng cổ họng. Ngay cả khi trẻ không có triệu chứng gì, cũng có thể truyền vi khuẩn. Liên cầu khuẩn nhóm A có thể dẫn đến viêm họng liên cầu khuẩn và các bệnh nghiêm trọng như thấp khớp. 

Virus hợp bào hô hấp

Hầu hết trẻ mới biết đi bị viêm amidan là do virus cúm. Đôi khi, nhiễm virus nhẹ hơn nhiễm vi khuẩn nhưng cả hai đều gây ảnh hưởng đến amidan ở trẻ nhỏ. 

Viêm amidan là tình trạng các hạch bạch huyết hai bên sau cổ họng bị sưng viêm

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Đây là một bệnh thường xảy ra ở trẻ mới biết đi do virus Epstein-Barr (EBV), cũng gây ra các triệu chứng viêm amidan trẻ.

Triệu chứng viêm amidan ở trẻ

Các dấu hiệu cho thấy con bạn có thể bị viêm amidan là: 

- Khó nuốt
- Không muốn ăn
- Đau tai (bé có thể kéo tai)
- Đau họng dai dẳng
- Đau cổ hoặc hàm
- Hơi thở hôi
- Ngáy hoặc thở mạnh khi ngủ
- Sốt cao và ớn lạnh
- Giọng nói bị thay đổi
- Đau đầu
- Chảy nước dãi.

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhiễm trùng cổ họng khác cũng gây ra những triệu chứng trên. Bởi vậy, để kiểm tra xem bé có bị viêm amidan hay không, bác sỹ sẽ khám và soi cổ họng.

Viêm amidan được chẩn đoán như thế nào? 

Bác sỹ sẽ soi vào miệng của trẻ để xem amidan có bị sưng đỏ, viêm hay không và kiểm tra xem có mủ trắng trên amidan hay không. 

Bác sỹ cũng có thể kiểm tra dưới quai hàm và trên cổ của trẻ để xem có hạch không. Các tuyến bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch, chúng có thể bị sưng viêm khi có nhiễm trùng. 

Nếu bị nhiễm cầu khuẩn, trẻ có thể phải uống kháng sinh. Bạn cần phải cho trẻ uống thuốc kháng sinh đủ liều (thường trong khoảng 10 ngày), ngay cả khi trẻ có vẻ đã khỏe hơn sau 1 ngày. Nếu ngừng dùng thuốc kháng sinh quá sớm, vi khuẩn có thể không bị tiêu diệt hoàn toàn và có thể trở lại mạnh hơn nữa. Tất nhiên là thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích gì nếu trẻ bị viêm amidan do virus. 

An An H+ (Theo babycenter/momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng